Buồn nôn là dấu hiệu báo có tin vui rất phổ biến, nhưng nó cũng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng tiêu hóa khác. Vậy buồn nôn khi mang thai là như thế nào? Làm sao để giảm bớt những cơn buồn nôn khó chịu đó?
Buồn nôn khi mang thai như thế nào?
Theo thống kê, buồn nôn ảnh hưởng đến 85% phụ nữ mang thai. Thời điểm bắt đầu buồn nôn khi thai 5 – 6 tuần, nặng nhất là tuần thứ 9 và có thể kết thúc vào tuần 16. Nhưng cũng có trường hợp thai phụ bị buồn nôn đến hết thai kỳ.

>>> Xem thêm: Có thai bao lâu thì nghén? Gợi ý 7 mẹo chống nghén
Buồn nôn trong thời kỳ mang thai dao động từ mức độ nhẹ đến nặng.
Nghén nhẹ là trường hợp buồn nôn ít hơn 1 giờ, tần số của nôn là 2 lần/ngày. Buồn nôn thai nghén nặng gồm nôn nhiều, gây mất nước, sụt cân, rối loạn điện giải. Tần số của buồn nôn kéo dài 6 giờ hoặc xuất hiện trên 5 đợt/ngày.
Nguyên nhân gây nghén buồn nôn khi mang thai
Tuy nhiên, nghén không phải là dấu hiệu thai yếu mà nhiều chứng minh cho thấy thai kỳ có xuất hiện nghén sẽ tốt hơn thai kỳ không có nghén.
Nguyên nhân gây nghén khi mang thai gồm các yếu tố như tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chức năng đường tiêu hóa, di truyền hoặc nhiễm trùng. Trong đó sự gia tăng nồng độ estrogen và human chorionic gonadotropin (hCG) được chứng minh gây buồn nôn, nôn mửa.
Nếu trước khi mang thai chị em có thói quen ăn uống thất thường cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
Ngoài ra, còn có thể do hệ thần kinh của một số chị em quá nhạy cảm, thính giác nhạy bén hơn người bình thường. Vì thế, khi mang thai cũng dễ gây cảm giác buồn nôn, khó chịu hơn các chị em khác. Chưa kể đến các yếu tố khác như di truyền, người có lượng đường trong máu thấp.
Làm cách nào để hết buồn nôn khi mang thai?
Nguyên tắc chống buồn nôn phải đáp ứng được 4 nguyên tắc gồm: Nâng cao thể trạng; Chế độ ăn phù hợp (chia nhỏ bữa ăn, giảm chất béo, tăng tăng carbohydrate); Điều chỉnh nước, điện giải dựa trên cân nặng và ion đồ; Chống ói.
>>> Xem thêm: Giải đáp Có thai mấy tuần thì có tim thai?
Dưới đây là 10 mẹo chống buồn nôn khi mang thai bạn có thể tham khảo:
-
Ăn nhẹ, chia làm các bữa nhỏ
Nên tránh việc để bụng rỗng khi mang thai, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên trữ đồ ăn vặt để ăn bất cứ lúc nào. Ăn chậm, nhai kỹ là nguyên tắc ăn cần phải ghi nhớ.
-
Chọn thực phẩm theo khẩu vị yêu thích và có lợi
Nên tránh những thực phẩm làm mình khó chịu, cũng không cần ép bản thân phải dùng những thực phẩm tốt cho thai nhi vì không dung nạp được cũng vô ích. Ngoài ra, nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo. Nên ăn những thực phẩm hạn chế buồn nôn như đậu nành, đậu Hà Lan sấy khô, hạnh nhân, chuối, bánh mì, thực phẩm chứa gừng.

-
Uống nước và ăn các dạng lỏng
Uống nước từng ngụm nhỏ, chia làm nhiều lần uống rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn không nên uống cả ly nước đầy vì sẽ làm bụng căng lên, dạ dày không chứa được các thực phẩm khác và sẽ bị đẩy thức ăn ra ngoài. Ngoài ra, ăn các dạng lỏng như súp sẽ làm bạn nhanh no, không cảm thấy buồn nôn nữa.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày vì mệt mỏi sẽ khiến cơn buồn nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần giảm công việc, dành thời gian thư giãn giảm stress mỗi ngày.
-
Môi trường sống trong lành
Hãy tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, phòng ngủ cần thoáng mát. Thi thoảng bạn nên đi bộ để lưu thông máu, hít thở không khí trong lành.

>>>> Xem thêm: Nên ăn gì khi mang thai để đảm bảo con khỏe mạnh?
Trà gừng có thể làm dạ dày dễ chịu hơn vì thế khi nôn nao hãy thử một cốc trà gừng ấm.
-
Bổ sung vitamin B6
Đây là kinh nghiệm truyền tai mà các mẹ có thể áp dụng bằng cách ăn thêm các loại hạt, ngũ cốc.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Với tình trạng buồn nôn kéo dài, không ăn uống suốt một thời gian dài bạn nên đi khám bác sĩ để được áp dụng các phương pháp điều trị. Các bác sĩ có thể truyền chất lỏng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc kê thuốc chống nôn giúp bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu bạn cần đi bệnh viện khám khi mang thai và gặp tình trạng buồn nôn thái quá:
– Nôn kéo dài suốt ngày và không thể ăn uống được bất cứ thứ gì
– Nôn có kèm máu, dịch màu nâu
– Buồn nôn kèm đau đầu, chóng mặt, sút cân, đi tiểu ít
– Người mệt mỏi, tim đập nhanh, dễ bị nhầm lẫn
– Sụt từ 2kg trở lên
– Nôn kèm đau đầu, sốt, có hạch
– Tiếp tục nôn nhiều qua tháng thứ 4
Để phòng ngừa các trường hợp nghén nặng các chuyên gia khuyến cáo, trước khi có kế hoạch mang bầu nên sử dụng vitamin tổng hợp tại thời điểm thụ thai.
Như vậy có thể thấy buồn nôn khi mang thai không quá nghiêm trọng nhưng nếu không khắc phục cũng dễ gây tổn hại đến sức khỏe mẹ và bé. Hy vọng qua bài viết này chị em đã có thể “bỏ túi” một số mẹo nhỏ chống buồn nôn khi mang thai!