Ngoài niềm vui khi biết mình có thai, nhiều chị em cũng không thể giấu nỗi lo lắng và đặc biệt là mối lo về thực phẩm. Có bầu không nên ăn gì? Uống sữa gì?… những thắc mắc này sẽ được giải đáp với bài viết dưới đây.
Có bầu không nên ăn gì để tránh sảy thai, tốt cho con?
Theo các chuyên gia, mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quyết định thai nhi có phát triển tốt về sau hay không. Vì thế nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như đạm, lipit, khoáng chất, vitamin. Ngoài ra, nên tránh các đồ cay nóng, chất kích thích và những thực phẩm gây dị ứng. Cụ thể, để thai nhi phát triển tốt về sau, các mẹ cần đặc biệt chú ý hạn chế các thực phẩm sau đây:
– Không ăn thực phẩm sống, tái và thức ăn để lạnh
– Thực phẩm được xác định là gây hại như thực phẩm ôi thiu, nấm mốc, nhiễm bẩn…
– Tránh các thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá thu…
– Không ăn thực phẩm quá mặn
– Các thực phẩm gây co bóp mạnh ở tử cung như rau răm, đu đủ xanh, cua, ba ba, táo mèo, dứa, rau sam cũng nên tránh.
– Tránh hoàn toàn việc hút thuốc lá, các loại đồ uống có cồn, caffein…
– Các sản phẩm sữa và chế phẩm sữa chưa qua tiệt trùng bởi chúng thường không được tiệt trùng, mang chủng Listeria, một loại vi khuẩn gây sẩy thai.
Đây là những đáp án chính xác nhất cho câu hỏi có bầu không nên ăn gì, mỗi bà mẹ nên đặc biệt ghi nhớ.
>>> Xem thêm: Có bầu mấy tháng thì quan hệ được?
Khi có bầu không nên ăn gì theo quan niệm dân gian?
Có bầu không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người vì thế từ xa xưa vẫn lưu truyền những thực phẩm không nên ăn. Vậy theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ngoài những thứ kể trên cần kiêng rất nhiều thứ khác như:
-
Thủy sản, hải sản có vỏ sống
Hàu, ốc, trai, hến giàu canxi, dưỡng chất cần thiết nhưng chúng sống ở đáy nước, ngay lớp bùn, cát … nên rất dễ nhiễm ký sinh trùng, chất bẩn nên cũng cần phải tránh. Nếu muốn ăn cần chọn ăn loại còn tươi, vệ sinh kỹ, ngâm rửa và nấu chín. Loại bỏ những con chưa mở vì có thể chúng còn sống.
-
Trứng lộn, cút lộn
Vì chứa hàm lượng đạm cao nên các mẹ bầu chỉ được khuyến cáo nên ăn 1 tuần từ 2 – 3 quả không nên ăn nhiều vì gây chậm tiêu, sinh ra nhiều cholesterol. Trong giai đoạn cuối thai kỳ ăn nhiều trứng lộn sẽ gây tăng ký nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Bầu con trai thèm ăn gì? Cách nhận biết dấu hiệu theo dân gian
-
Gan động vật
Gan là bộ máy thải độc vì thế bà bầu cũng không nên ăn nhiều.
-
Đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành
Theo quan niệm của người xưa, đậu nành có chứa hoóc môn sinh sản nữ (oestrogen) nên sẽ gây bất thường ở cơ quan sinh sản của bé trai.
-
Các loại măng
Dù là măng tươi hay măng khô đều được khuyến cáo không nên dùng vì chúng chứa hàm lượng Cyanide rất cao (khoảng 230mg/kg). Khi ăn măng Cyanide có thể tạo thành chất độc Acid Cyanhydric (HCN) gây ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Khoai mì (sắn)
Đây là món khoái khẩu của nhiều bà mẹ nhưng nó lại chứa nhiều a-xit cyanhydric có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
-
Dứa
Theo kinh nghiệm của người xưa dứa có thể làm co bóp cổ tử cung dễ gây sẩy thai vì thế phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn loại quả này.
-
Rau ngót
Theo quan niệm của người xưa, bà bầu trong 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn rau ngót vì rất dễ bị xảy thai. Đặc biệt là các bà bầu thai yếu, động thai, tiền sử sảy thai, đẻ non, hiếm muộn… Loại rau này được sử dụng nhiều sau khi sinh con để làm sạch nhau thai còn sót lại.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh như thần đồng?
-
Ngải cứu
Không kiêng tuyệt đối như rau ngót, ngải cứu được khuyến cáo không nên ăn nhiều trong thời kỳ mang thai.
-
Đu đủ xanh
Trong thời gian mang thai không nên ăn đu đủ xanh vì chúng chứa nhiều enzym và nhựa kích thích tử cung co thắt, dẫn đến đau bụng, sảy thai.
-
Nhãn
Theo quan niệm cũ, nhãn có tính nóng khi ăn nhiều mẹ bầu sẽ bị ợ chua, táo bón, mẩn ngứa, dị ứng, da sạm…
-
Rau mầm, giá đỗ
Các loại rau mầm thậm chí là giá đỗ không được khuyến khích ăn gì các loại rau này trong quá trình chôn ủ không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn, hóa chất…
-
Dưa muối, cà muối
Các loại rau lên men này ở những ngày đầu không tốt cho sức khỏe mẹ và bé vì các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitric khiến hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần. Việc dùng lượng lớn muối cũng không tốt cho các mẹ có tiền sử cao huyết áp, tiền sản giật.
-
Các loại kem, đồ lạnh
Ăn nhiều đồ lạnh khiến các mạch máu co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cũng giảm vì thế dễ gây ho, đau đầu, đau bụng dưới.
>>> Xem thêm: 9 biểu hiện có thai 1 tháng chính xác nhất
Lưu ý, khi vừa phát hiện có thai các mẹ sẽ nhận được vô số những lời khuyên kiêng khem từ người thân. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cần dựa trên các cơ sở khoa học, kiêng khem quá mức khiến trẻ không đủ dưỡng chất để phát triển. Hy vọng với những thông tin xoay quanh thắc mắc “có bầu không nên ăn gì?” trên đây sẽ giúp các mẹ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp mẹ khỏe, con cũng khỏe.