“Mình đang mang thai lần 2 và rất lo lắng vì nghe mọi người bảo rằng lần này sẽ sinh sớm hơn lần đầu do mình đã từng sinh mổ. Vậy xin hỏi mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu sinh mổ lần 2 cần lưu ý những gì?”
Nguyễn Lan Phương – 28 tuổi – Hà Nội
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?
Mang thai lần 2 có những khác biệt rõ rệt vì thế dân gian cũng phân biệt bằng tên gọi là mẹ con rạ (sinh lần 2) và mẹ con so (sinh lần 1). Tuy nhiên, khoảng thời gian từ mang thai đến khi sinh không bị ảnh hưởng bởi bởi mang thai lần 1 hay lần 2.

Tùy vào cơ địa, sức khỏe của từng người sẽ quyết định thời gian sinh sớm hay muộn. Vì thế, sinh lần 2 nếu sức khỏe mẹ và bé vẫn bình thường thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày tức là từ tuần 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh. Vì thế, nếu sinh mổ bạn cũng sẽ được bác sĩ thăm khám và cho biết ngày dự sinh và có quyết định ngày mổ.
Nếu bạn đã từng sinh non, cũng có thể sẽ tái diễn ở lần thứ hai vì thế bạn cần trao đổi với bác sĩ để các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có các dấu hiệu đau bụng, ra máu thất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Như vậy, bạn đã có thể biết mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh và dự sinh của mình lúc nào chính xác nhất.
Mang thai lần 2 khác gì mang thai lần đầu?
Ngoài thắc mắc mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh, nhiều người quan tâm mang thai lần 2 sẽ khác lần đầu như thế nào. Ai cũng nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ nhẹ nhàng hơn lần đầu vì có nhiều kinh nghiệm nhưng thực tế lại không như vậy. Ở lần mang thai thứ 2, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi khác biệt như:
Mệt mỏi hơn mặc dù triệu chứng nghén ít hơn
Ở lần mang thai này, cơ thể mẹ đã có sự thích nghi vì thế triệu chứng nghén có thể ít đi nhưng mệt mỏi tăng hơn vì phải dành cả thời gian cho em bé đầu tiên. Ngoài ra, chứng giãn tĩnh mạch có thể tệ hơn. Những cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn lần mang thai trước. Đây là những lý do khiến phụ nữ mang thai lần hai mệt mỏi hơn mặc dù đã có kinh nghiệm nuôi con.
Nếu ở lần mang thai đầu vẫn có thể đi giày cao khoảng 3 – 4 phân thì lần mang thai tiếp theo hầu như không thể vì những cơn đau nhức diễn ra nhiều hơn. Đa số phụ nữ có xu hướng đau lưng, đau xương mu, chuột rút, phù nề nhiều hơn. Điều này khiến thai phụ dễ mất ngủ vào lần mang thai tiếp theo này.
Lộ bụng bầu sớm hơn
Ở lần mang thai lần đầu đến khoảng 4, 5 tháng chị em mới lộ bụng bầu khá rõ nhưng ở lần mang thai thứ 2, chỉ từ tuần thứ 7 đã nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng ở vòng 2. Điều này một phần vì em bé thứ hai lớn nhanh hơn em bé đầu, nhưng phần lớn là cơ thể mẹ khác và chảy xệ hơn lần đầu.
Cảm nhận thai nhi chuyển động sớm hơn

Lần mang thai thứ nhất, các mẹ thường thấy con chuyển động ở tháng thứ 5 nhưng ở lần thứ 2 sẽ thấy con động đậy ở tháng thứ 4. Lý do đơn giản là vì các mẹ sẽ nhạy cảm hơn so với lần đầu, thậm chí ở tháng thứ 3 các mẹ đã có cảm giác.
Thai thấp hơn
Lý do là vì cơ bụng của mẹ bị kéo quá nhiều khi mang thai lần đầu do đó là thai nhi sẽ tụt xuống thấp hơn. Điều này sẽ giúp chị em dễ thở hơn, ăn uống thoải mái hơn nhưng cũng sẽ đi tiểu thường xuyên sớm hơn. Việc này cũng đồng nghĩa các mẹ sẽ cảm thấy bị tăng áp lực gây đau vùng chậu.
Rò rỉ sữa sớm hơn
Ở lần mang thai thứ hai, từ tuần 27 các mẹ đã bắt đầu rò rỉ sữa.
Đẻ thường dễ hơn
Qua một lần sinh nở, cổ tử cung đã được giãn ra nhiều vì thế chị em sinh lần hai sẽ dễ hơn những lần trước. Thời gian chuyển dạ cũng sẽ được rút ngắn, các mẹ sẽ bớt mất sức hơn. Ở lần đầu quá trình chuyển dạ từ 12 – 24 tiếng thì lần mang thai thứ hai thời gian rút ngắn chỉ còn từ 6 – 8 tiếng. Với các mẹ sinh mổ lần đầu, lần mang thai thứ hai cũng chủ động chọn ngày mổ sau khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý khi mang thai lần 2
Khi đã có câu trả lời mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh và khác biệt thế nào khi sinh lần 2. Bạn cần lưu ý những điều sau đây để vượt cạn thành công:
– Thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định xét nghiệm của bác sĩ như nước tiểu, rubella, nhóm máu, huyết đồ, sàng lọc hội chứng Down, đường huyết khi đói, dung nạp đường thai kỳ…

– Bổ sung dưỡng chất cần thiết: 4 nhóm dưỡng chất quan trọng gồm sắt, axit folic, can-xi và chất xơ cần bổ sung đầy đủ. Ngoài ra, các mẹ bầu cần bổ sung tinh bột, đạm, các loại vitamin…
– Chuẩn bị tâm lý cho bé lớn, cho con làm quen với việc có sự xuất hiện của em và tập cho con ngủ riêng để tự lập hơn.
Mặc dù có kinh nghiệm cho lần mang thai thứ 2 nhưng cũng không ít khó khăn đang cần phải đối mặt phía trước. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng việc mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh mà hãy tập trung vào dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho lần vượt cạn này!