Tuy không quan trọng như đám cưới nhưng lễ đính hôn ở miền Nam có vai trò riêng của nó. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Celeb Wedding.
Lễ đính hôn (hay còn gọi là đám hỏi) là một trong những nghi thức truyền thống cưới hỏi cuả người Việt, phổ biến khu vực miền Nam và miền Tây. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ tình tự lễ đính hôn ở miền Nam như thế nào? Nắm được tâm lý, Celeb Wedding xin tóm tắt ngắn gọn công đoạn trong buổi lễ để các bạn trẻ hình dung, chuẩn bị tâm lý tốt để không gặp phải những sai sót.
Trình tự nghi lễ đính hôn ở miền Nam
Lễ đính hôn là một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới giữa hai họ với nhau. Đây được xem là bước đệm đặc biệt để cô dâu chú rể tiến tới hôn lễ, nên có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng diễn ra.
Chuẩn bị trước buổi lễ
Trước ngày tổ chức , nhà gái chuẩn bị trang hoàng lại nhà cửa, sắp xếp lại bàn thờ, bàn uống nước sao cho thật ngăn nắp, nghiêm chỉnh. Việc trang trí thường được chú trọng ở nhà gái, bởi lễ đính hôn miền Nam chủ yếu diễn ra ở nhà gái.
Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất về số lượng mâm quả, thông thường mâm quả ở miền Bắc là số lẻ, miền Nam mâm quả thường được chuẩn bị theo số chẵn 4,6,8, 10. Trong mâm quả phải có lẽ đen (hay còn gọi là lễ nạp tài) đây là phong bì với số tiền nhà trai đưa nhà gái để dâng lên bàn thờ, thắp hương cũng là một phần đóng góp kinh phí hỗ trợ nhà gái tổ chức đám cưới.

Tùy vào số lượng mâm quả đã chuẩn bị nhà trái sẽ lập nên một đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ với số lượng tương tự mâm quả nhà trai.
Hai nhà lựa chọn giờ đẹp để làm lễ đính hôn, tới đúng ngày định đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
Để đám bảo tới nhà gái đúng giờ đã định sẵn, nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị trước khi vào làm lễ.
Màn chảo hỏi giữa hai gia đình và trao lễ vật
Khi tới giờ đẹp, đoàn nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình sau đó là chú rể, đội bê mâm quả và các thành viên liên quan.
Sau khi hai nhà chào hỏi xong, đội bê mâm quả nam sẽ trao lễ cho đội đỡ mâm quả nữ, đưa mâm quả vào nhà.
Đội bê mâm quả nam và đội bê mâm quả nữ sẽ trao phong bao lì xì cho nhau, trao duyên cho nhau. Phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai phong bao đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được thống nhất trước khi cho vào bao lì xì.

Mời nước, trò chuyện
Trong trình tự đám hỏi miền Nam, sau khi trao mâm quả, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi nói chuyện, uống nước với nhau. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện tham gia vào buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình đã từ nhà trai sang nhà gái.
Đại diện nhà trai phát biểu lý do buổi lễ ngày hôm nay, thông báo lễ đính hôn và giới thiệu về mâm quả do gia đình nhà trai mang đến.
Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận những món quà đính hôn của nhà trai. Mẹ chú rể và mẹ cô dâu cùng mở những mâm quả.
Cô dâu ra mắt hai gia đình
Gia đình nhà gái cho phép chú rể sang phòng đón cô dâu xuống chào hỏi gia đình nhà trai. Trước khi chú rể lên đón thì cô dâu không được xuất hiện trong buổi lễ đính hôn.
Cô dâu sẽ chào hỏi và rót trà mời gia đình chú rể, ngược lại chú rể cũng rót trà mời gia đình cô dâu.

Thắp hương cúng bàn thờ gia tiên
Không chỉ có đám hỏi miền Tây mà các đám hỏi diễn ra ở Việt Nam đều có nghi lễ thắp hương cúng bàn thờ gia tiên. Đó được xem là nghi lễ bắt buộc không thể thiếu trong tục lễ cưới hỏi của người Việt.
Sau khi ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm quả và một số vật phẩm mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái trình báo với gia tiên rằng, con gái đã có người che chở, đùm bọc sau này.
Bàn bạc lễ cưới
Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ tổ chức lễ đón dâu và lễ cưới.
Trong thời gian đó, cô dâu chú rể sẽ mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình.
Nhà gái lại quả nhà trai.
Nhà gái sẽ chia các lễ vật do nhà trai mang đến thành hai phần để chuẩn bị lại quả cho nhà trai. Khi chia đồ không được dùng dao cắt mà phải dùng tay xé, lại quả phải là số chẵn, khi gia đình nhà gái trả lại mâm quả phải để ngửa nắp, không được đóng lại.

Sau khi lễ đính hôn kết thúc thì nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời cơm nhưng phải thống nhất trước để nhà gái lên kế hoạch đặt trước bữa tiệc.
Thông thường, lễ đính hôn ở miền Nam chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 30-60 phút. Mặc dù không quá phức tạp nhưng lễ đính hôn được xem là buổi lễ quan trọng trong nghi thức cưới xin của người Việt, vì vây cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình.