So với dạm ngõ miền Bắc, miền Trung, lễ dạm ngõ miền Nam có sự khác biệt gì? Hãy cùng CELEB Wedding khám phá sự khác biệt này ở bài viết dưới đây.
Theo quan niệm của người phương Đông, lễ dạm ngõ là một trong ba nghi lễ cưới quan trọng. Đây là buổi lễ đánh dấu sự gặp mặt của đôi bên gia đình, chính thức công nhận cô dâu/chú rể là dâu con trong nhà. Tuy nhiên, có thể phần nào do lối sống phóng khoáng, không đặt nặng về hình thức, lễ dạm ngõ miền Nam đơn giản hơn so với 2 miền còn lại. Vậy sự đơn giản này nằm ở đâu?
Lễ dạm ngõ miền Nam là gì?
Người miền Nam ít biết về lễ dạm ngõ. Người dân nam bộ phần nhiều chỉ có 2 ngày lễ quan trọng là đám hỏi và đám cưới. Nhưng kỳ thực, lễ dạm ngõ miền Nam vẫn tồn tại. Chỉ là, so với miền Bắc và Trung, nghi lễ này đơn giản và có phần thoải mái hơn.
Lý giải của nhiều chuyên gia nhận định, truyền thống tối giản lễ dạm ngõ là bởi lối sống của người Sài Gòn khá tất bật, kết hợp với tâm tình phóng khoáng, xem nhẹ hình thức. Đối với người Sài Gòn, lễ dạm ngõ không nhất thiết phải có. Nghi lễ này chủ yếu còn tồn tại ở người miền Tây.
Đối với người miền Nam, lễ dạm ngõ (tên gọi khác là đám nói) là dịp hai bên phụ huynh chính thức gặp gỡ để bàn bạc về lễ cưới của con cái họ. Mục đích của nghi lễ truyền thống này là ngầm chấp nhận cô con dâu kia là dâu con trong nhà và họ muốn đến gia đình nhà gái để xin cô gái về làm dâu.
Sính lễ trong lễ dạm ngõ của người miền Nam có gì?
Người miền Nam không đặt nặng phần lễ trong lễ dạm ngõ. Với họ, lễ dạm ngõ chỉ cần cặp rượu, bao thuốc gói giấy đỏ, vài têm trầu cánh phương, vậy là đủ. Đáng nói là, với những gia đình nhà gái và nhà trai đều sống khá thoải mái, không đặt nặng tư tưởng vật chất, nhà trai nhiều khi chỉ cần chuẩn bị khay trầu và chai rượu.
Vì phong tục này, người miền Nam hay gọi lễ dạm ngõ với cái tên khác là lễ bỏ rượu. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đối với các chàng rể là hãy gây ấn tượng về sự chỉn chu và trân trọng nhà gái bằng cách chuẩn bị lễ vật tươm tất. Dù ít hay nhiều, mọi lễ vật mang sang đều nên chỉn chu, trang trí đẹp mắt.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ của người miền Nam gồm những ai?
So với lễ dạm ngõ của người miền Bắc hay Trung, thành phần người tham dự trong lễ dạm ngõ của người miền Nam không có sự khác biệt. Thành phầm tham dự vẫn gồm, bố mẹ hai bên, họ hàng và đôi bạn trẻ.
Tại nhà gái, nhà trai sẽ đọc bài phát biểu, trình bày lý do tới nhà gái nhằm xin phép tổ chức lễ cưới cho cặp đôi. Nhà trai trao lễ vật cho nhà gái, nhà gái đón lễ và đặt lễ vật lên bàn thờ gia tiên. Hai gia đình cho phép đôi trẻ thắp nhang để xin sự chứng kiến và cho phép của tổ tiên.
Sau đó, hai bên gia đình ngồi trò chuyện và bàn bạc chi tiết hơn về đám hỏi và đám cưới. Tại lễ dạm ngõ, hai gia đình cũng có thể xem tuổi các con để bàn cụ thể về ngày giờ tổ chức.
Hiện nay, cô dâu/chú rể miền Nam kết hôn với người miền Bắc hoặc Trung không phải là hiếm. Khác biệt trong quan niệm, phong tục là điều dễ xảy ra. Rắc rối về nghe lễ là không khó tránh khỏi. Một mẹo nhỏ dành cho cặp đôi là nên tìm hiểu kỹ về quy tắc lễ nghi mỗi miền. Đặc biệt, mỗi người nên nói chuyện để hiểu rõ yêu cầu của phụ huynh, tìm ra những điểm khác biệt của hai nhà.
Khi đã hiểu được sự khác biệt này, cặp đôi đứng ra làm vai trò cầu nối để gắn kết, nhằm đưa tới thương thảo thống nhất. Bởi vì, hơn ai hết, dù bố mẹ đôi bên có yêu cầu gì, đó cũng là vì muốn tốt cho con cái của họ. Họ muốn hôn nhân của con cái được thuận lợi, suôn sẻ và tốt đẹp mà thôi.
Bài viết đã thể hiện một vài chia sẻ về lễ dạm ngõ miền Nam. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt là có, nhưng không quá lớn, đúng không? Mỗi phong tục, tập quán và nghi lễ của mỗi vung miền đều đáng được trân trọng. Vì thế dù lễ dạm ngõ của người miền Nam có đơn giản, nhưng nó vẫn thể hiện được cái hồn, cái cốt của con người nơi đây.