Nghi lễ đám hỏi miền Trung diễn ra như thế nào? Trình tự gồm những gì? Để tìm hiểu kỹ về nghi lễ này, hãy cùng Celeb Wedding khám phá trong bài viết này.
Mỗi vùng miền sẽ có các phong tục cưới xin khác nhau, cô dâu chú rể trước khi lên kế hoạch cưới xin phải tìm hiểu thật kỹ để tránh gặp những sai sót đáng tiếc khi diễn ra nghi lễ. Celeb Wedding sẽ “mách nước” cho bạn những thông tin nghi lễ đám hỏi miền Trung để các bạn có sự chuẩn bị thật chu đáo nhất.
Nghi lễ đám hỏi miền Trung: Nghi lễ rước lễ vật
Vào giờ đẹp đã được lựa chọn từ trước, đoàn đại biểu nhà trai cùng đôi bê tráp sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Trong nghi thức này thì đội hình rước lễ sẽ được sắp xếp theo thứ tự. Đi đầu là trưởng đoàn dẫn lễ, tiếp đó là những người cao tuổi được sắp xếp theo vai vế trong dòng họ, gia đình từ trên xuống dưới. Cuối cùng chú rể và đội bê tráp.
Đám hỏi miền Trung: Đón khách và đỡ lễ
Trong nghi lễ đám hỏi ở miền Trung sau khi đoàn rước lễ của nhà trai vào nhà gái thì nhà gái sẽ ra đón khách, đội bê tráp nữ sẽ nhận lễ từ nhà trai. Đội bê tráp nam sẽ trao phong bì lì xì đã chuẩn bị trước cho đội tráp nữ, đồng thời đội bê tráp nữ cũng trao lại phong bì cho đội nam. Sau đó hai đội để tráp lên bàn đã được nhà gái chuẩn bị sẵn.
Kết thúc màn trao lễ và đỡ lễ thì đội bê tráp nữ sẽ cùng gia đình nhà gái rót trà mời nước đoàn khác nhà trai.

Mẹ cô dâu dẫn chú rể lên phòng đón cô dâu ra mắt họ hàng hai bên
Sau nghi thức chào hỏi và trò chuyện chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống nhà và rót nước mời họ hàng gia đình hai bên. Trước hết là mời họ hàng gia đình nhà trai.
Thắp hương bàn thờ tổ tiên
Đây là nghi thức không thể thiếu trong nghi lễ đám hỏi của người miền Trung. Bố mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu chú rể mang theo một phần lễ vật mà nhà trai mang đến dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong nghi thức này bố cô dâu sẽ sử dụng lễ vật là nến ông tơ đốt đặt lên bàn thờ nhằm kính báo với tổ tiên rằng con gái mình đã có người che chở và chăm sóc phần đời còn lại.

Nghi lễ bàn bạc và đám hỏi người miền Trung
Sau khi thắp nhang xong, gia đình họ hàng hai bên sẽ ngồi nói chuyện bàn bạc về đồ lễ, nghi lễ và ngày giờ diễn ra lễ cưới.
Lại quả trong đám hỏi
Sau khi kết thúc các nghi lễ trong đám hỏi, mẹ cô dâu sẽ chia một phần lễ vật cùng mâm tráp lại cho đoàn nhà trai. Khi chia lễ vật không được dùng dao mà phải dùng tay xé. Nhà trai sau khi nhận lễ sẽ xin phép ra về.
Lễ vật ăn hỏi của người miền Trung
Đám hỏi ở miền Trung phải có đầy đủ các lễ vật:Trầu cau, bánh phu thê, rượu, chè, thuốc, cặp nến tơ hồng, các lễ vật khác…
Trầu cau
Trầu cau là lễ vật được kể đến đầu tiên, đây được xem là lễ vật không thể thiếu ở bất kỳ vùng nào, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, sự gắn bó keo sơn trong tình cảm vợ chồng sau này.
Với người miền trung, không có yêu cầu về số lượng nên nhà trai có thể tùy ý miễn sao có được một mâm quả đẹp mắt và không quá sơ sài khi đưa sang nhà gái.
Điều đặc biệt, trong mâm quả đựng trầu cau của người Huế thường có thêm gừng và muối, thể hiện lời hứa thủy chung trước ngưỡng cửa của hôn nhân gia đình.

Bánh phu thê
Trong lễ đính hôn ở miền Trung thường có bánh phu thê làm lễ vật ăn hỏi, thay vì lựa chọn bánh chưng – bánh giầy hay bánh cốm. Bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của đôi bạn trẻ, có thể sống với nhau đến trọn đời.
Đây được xem là lời hứa, lời chúc phúc chân tình của nhà trai dành cho nhà gái. Mâm quả đựng bánh phu thê được xếp thành từng cặp với nhau, mang ý nghĩa cho sự song đôi của cô dâu và chú rể. Mâm lễ cũng được xếp theo số chẵn và không bắt buộc về số lượng bao nhiêu.
Chè, thuốc, rượu
Đây được xem là những sính lễ cơ bản nhất được chọn trong mâm lễ cưới hỏi của người Việt. Ở miền Trung, sính lễ này được xếp chung trong một mâm quả cưới hỏi. Đây cũng là cách nhà gái tạo điều kiện cho nhà trai có thể sắp xếp mâm quả một cách thoải mái và thể hiện tấm chân tình của mình tới nhà trai.
Nến tơ hồng
Cặp nến tơ hồng là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi của nhà trai. Cặp nến tơ hồng sẽ được sử dụng trong nghi lễ trước bàn thờ gia tiên. Việc chuẩn bị cặp nến tơ hồng còn giúp cho việc thực hiện nghi lễ đám hỏi suôn sẻ, không thiếu hụt trước sau.
Các lễ vật khác
Mặc dù người miền Trung luôn quan niệm thách cưới theo điều kiện của từng gia đình nhưng hiện nay những mâm quả của nhà trai cũng cầu kỳ và chu toàn hơn trước nhằm thể hiện sự thành kính của nhà trai tới nhà gái.
Tùy điều kiện nhà trai có thể chọn thêm các lễ vật đi kèm như lợn quay, gà quay, tiền sinh lễ, nem chả… như một lời cám ơn của nhà trai dành tặng cho nhà gái.
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong tất tần tật nghi lễ đám hỏi miền Trung. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho cô dâu chú rể có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào lễ đám hỏi chính thức.