Nghi thức chạm ngõ (hay còn gọi là lễ ra mắt, lễ dạm ngõ) là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn lễ của người Việt nhằm hợp thực hóa quan hệ giữa hai gia đình.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các gia đình đều coi ngày lễ chạm ngõ là buổi gặp gỡ thân mật, không đặt nặng vấn đề thủ tục nghiêm ngặt. Tuy nhiên các cặp đôi vẫn nên nắm rõ thủ tục, lễ vật để đi đúng với phong tục của cha ông. Nhằm giúp các cặp đôi chuẩn bị nghi thức chạm ngõ được thành công, Wedding Celeb xin chia sẻ những thông tin dưới đây.
Lễ vật không thể thiếu trong ngày chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên, nghi lễ này thể hiện văn hóa hơn là nghi thức phong tục nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, trên được phủ vải nhiễu màu đỏ giống như tráp đón dấu ngày cưới.

Ngoài ra, nhà trai nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm lẵng hoa quả, giỏ bánh kẹo. Ở miền Bắc, số lượng lễ vật ngày nghi thức lễ chạm ngõ phải được chuẩn bị chẵn. Ví dụ, hai gói chè, hai mươi lá trầu, hai mươi quả cau.
>>> Xem thêm sự khác nhau của lễ dạm ngõ ở 3 miền Bắc Trung Nam
Số lượng người tham gia chạm ngõ?
Lễ chạm ngõ chỉ đơn thuần là buổi lễ trong phạm vi gia đình, nhà trai và nhà gái không cần rườm rà, thủ tục. Chính vì vậy, việc lên danh sách bao nhiêu người đi dự lễ dạm ngõ chỉ nên chủ yếu là người thân thiết với mình.

Thành phần tham dự nghi thức chạm ngõ bao gồm:
- Nhà trai: Bố mẹ nhà trai, chú rể, ông bà, cô chú bác trong nhà.
- Nhà gái: Bố mẹ nhà gái, cô dâu, chị em cô dâu, cô chú bác người thân trong gia đình.
Tùy vào vùng miền, điều kiện và văn hóa của từng nhà mà số lượng lễ chạm ngõ có thể thay đổi. Tuy nhiên trong ngày lễ chạm ngõ chủ yếu chỉ có cha mẹ hai bên và các tân lang tân nương.
xem thêm:
Dạm ngõ miền Bắc và những điều bạn cần biết
Người tham dự nghi thức lễ dạm hỏi không nhất thiết phải mặc áo dài, vest, chỉ cần đảm bảo ăn mặc lịch sự, sang trọng thể hiện sự tôn trọng với nhà gái.
Trong ngày này, cô dâu chú rể cũng không cần quá cầu kỳ trang phục như ngày ăn hỏi hay đón dâu, cô dâu có thể mặc váy, chú rể có thể mặc sơ mi và quần âu.
cùng Tham khảo:
Bí kíp chọn áo dài ăn hỏi cho cô dâu béo
Trình tự nghi thức chạm ngõ như thế nào?

- Tới ngày, giờ đã định nhà trai sẽ đến nhà gái để tiến hành lễ chạm ngõ.
- Đại diện nhà trai sẽ đứng lên chào hỏi, sau đó giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ.Tiếp đến, dại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu tới nhà gái về lý do có mặt ngày hôm nay và tình lễ vật chạm ngõ để hai con có thể qua lại với nhau.
- Đại diện nhà gái sẽ đứng lên cám ơn nhà trai, giới thiệu thành phần có mặt trong buổi lễ và nhận lễ vật của nhà trai. Sau khi đại diện nhà gái nhận lễ vật từ nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ gia tiên, thắp hương. Nghi thức này có ý nghĩa báo cáo với tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hợp cho hôn nhân được tốt đẹp, hạnh phúc.
- Hoàn tất thủ tục chào hỏi,hai bên bàn bạc về đám hỏi, đám cưới sắp tới những như những yêu cầu về thách cưới, lễ vật xin cưới.
- Kết thúc nghi thức chạm ngõ, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật tạo cơ hội giao lưu, gắn kết giữa hai gia đình với nhau.
Để buổi lễ chạm ngõ được thành công, cô dâu chú rể cần tìm hiểu trước một số văn hóa, nếp sống của hai gia đình, chủ động gắn kết hai bên gia đình với nhau. Hãy biến lễ chạm ngõ của hai gia đình thành dịp gặp gỡ thân mật, vui vẻ, điều này sẽ giúp cho đám hỏi, đám cưới và cả cuộc sống hôn nhân sau này diễn ra suôn sẻ hơn.
Có lẽ với những thông tin ở trên, các cặp đôi uyên ương cũng đã hình dung được nghi thức chạm ngõ gồm những gì và phải chuẩn bị những gì để chu toàn buổi lễ. Mặc dù trong cuộc sống hiện đại, lễ chạm ngõ không còn quá kỳ và đặt nặng vấn đề như trước nhưng vẫn cần được chuẩn bị chu đáo và trang trọng.