Ý nghĩa nhẫn cưới là gì? Vì sao lại đeo nhẫn trong cưới? Có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm khi chuẩn bị ngày cưới.
Như chúng ta đã biết, nhẫn cưới là tín vật quan trọng không thể thiếu trong ngày cưới của cô dâu chú rể. Không chỉ đơn thuần là món đồ trang sức mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, không một món đồ nào có thể thay thế. Để rõ hơn về ý nghĩa nhẫn cưới như thế nào? Hãy cùng Celeb Wedding tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nhẫn cưới – Tín vật mang biểu tượng của hôn nhân
Nhẫn cưới được bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp cho rằng, cuộc đời của người phụ nữ có 3 chiếc nhẫn quan trọng, đó chính là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn vĩnh cửu.
Ban đầu nhẫn cưới của cô dâu được làm bằng sắt, sau này do điều kiện kinh tế nhẫn cưới được thay đổi chất liệu lên bạc, vàng…

Ở thời Hy Lạp cổ đại, khi cô gái chấp nhận đeo chiếc nhẫn cưới vào tay tức là cô gái đã bị trói buộc cả về tinh thần và thể xác. Còn ở thời Ai Cập cổ đại, nhẫn cưới mang biểu tượng của tình yêu thiêng liêng vĩnh cửu, không bao giờ chia lìa.
Ngày nay, ý nghĩa đeo nhẫn cưới trở thành nghi thức không thể thiếu trong lễ cưới, khẳng định sự kết nối giữa hai người với nhau, mang biểu tượng tình yêu vĩnh cửu.
Ý nghĩa của chiếc nhẫn trao cho cô dâu
Ở Việt Nam, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới được sử dụng nhiều và ít người biết về nhẫn vĩnh cửu. Ở từng giai đoạn khác nhau mà nhẫn cưới ý nghĩa khác nhau.
Nhẫn đính hôn
Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai trao cho người con gái mình yêu. Nhẫn đính hôn mang biểu tượng của sự gắn kết, tin tưởng và quyết tâm gắn bó với nhau mãi mãi của các đôi yêu nhau.

Thông thường nhẫn đính hôn có một hạt đá hoặc viên kim cương ở chính giữa, mang ý nghĩa một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng.
Nhẫn cưới
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là tín vật mà cô dâu chú rể trao cho nhau trong ngày cưới. Ngoài ý nghĩa gắn kết, tin tưởng lẫn nhau như nhẫn đính hôn nhẫn cưới có ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung, son sắc của hai vợ chồng.
Khi cô dâu và chú rể trao nhẫn cưới cho nhau là hai người đã chính thức là vợ chồng của nhau. Cuộc sống của họ sau này không còn là sống vì bản thân mình như trước mà là sự đồng hành, gắn kết cùng người bạn đời của mình.

Chiếc nhẫn cưới trên tay nhắc nhở họ luôn thấy trách nhiệm của mình với người bạn đời, dù sung sướng hay khổ đau phải luôn cố gắng vì nhau. Có lẽ tới đây các bạn đã hiểu được nhẫn cưới có ý nghĩa gì rồi đúng không?
Nhẫn cưới thường là một cặp, nên có hình dạng giống nhau. Với đa dạng kiểu dáng, chất liệu, các cặp đôi có thể tìm hiểu và chọn nhẫn cưới ý nghĩa theo phong cách và sở thích của hai vợ chồng.
Dù chọn kiểu dáng gì, chất liệu vàng hay bạch kim thì ý nghĩa của nhẫn cưới cũng không hề thay đổi.
Nhẫn vĩnh cửu
Ở Việt Nam, có lẽ nhẫn vĩnh cửu được ít người biết đến. Sau một thời gian dài chung sống, chiếc nhẫn vĩnh cửu này sẽ được người chồng trao cho người vợ trong dịp kỷ niệm bao nhiêu năm ngày cưới.
Tùy vào số năm chung sống mà hai vợ chồng có thể tổ chức đám cưới bạc, cưới vàng hoặc đám cưới kim cương. Nhẫn vĩnh cửu mang ý nghĩa tình yêu của hai vợ chồng mãi là vĩnh cửu.
Đeo nhẫn thế nào là đúng?
Chúng ta vẫn thường thấy nhẫn cưới được đeo vào ngón tay áp út ở bàn tay trái chứ không phải bàn tay phải hay ở ngón khác. Câu trả lời ngắn gọn chính là: Do phong tục tập quán, quan niệm xa xưa của cha ông để lại.
Ở các nước Châu Âu, họ cho rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có mạch máu chảy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu. Chính vì vậy, nhẫn cưới của họ được đeo ở ngón tay giữa bàn tay trái.
Ở các nước La Mã, họ quan niệm ngón tay áp út của bàn tay trái có tĩnh mạch liên kết với nhịp tim đập của con người nên đeo nhẫn vào ngón áp út.

Ở Việt Nam thì có quan niệm, ngón cái là tượng trưng cho bố mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho mình, ngón áp út tượng trưng cho bạn đời, ngón út là ngón dành cho anh em. Vì vậy, người Việt Nam đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái.
Dù có đeo ở ngón nào, bàn tay nào thì ý nghĩa nhẫn cưới cũng không hề thay đổi. Nhẫn cưới mang biểu tượng cùng nhau cố gắng, vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống để đi đến cuối đời.