Kích thước bụng bầu là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là từ tháng thứ 6 trở đi. Vậy bụng bầu 6 tháng to như thế nào? Thai nhi và cơ thể mẹ có sự khác biệt nào ở thời gian này, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Bụng bầu 6 tháng to như thế nào?
Đây là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối vì thế kích thước bụng bầu sẽ tăng lên vượt bậc. Đến tháng thứ 6 mang thai bạn cũng đã tăng được khoảng 4 – 6kg, do đó vòng bụng cũng tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, kích thước bụng bầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vóc dáng
- Cấu trúc xương
- Vị trí thai nhi
- Độ chắc của cơ
- Số cân mẹ tăng được

Kích thước bụng bầu không quyết định đến sự phát triển của thai nhi vì chủ yếu do cơ địa, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng khi bụng bầu không to được như các mẹ bầu khác, đặc biệt là các mẹ bầu thấp bé nhẹ cân. Như vậy bụng bầu 6 tháng to như thế nào khó có câu trả lời chính xác, tuy nhiên, như đã nói không ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ không cần lo lắng.
Những thay đổi cơ thể mẹ trong tháng thứ 6 mang thai
Ngoài cân nặng, ở tháng thứ 6 thai kỳ cơ thể chị em cũng có những thay đổi rõ rệt như:
Ảnh hưởng từ cân nặng
Lúc này tử cung của thai phụ lớn, trọng tâm cơ thể cũng có sự thay đổi đáng kể, do đó mẹ bầu cực kỳ khó di chuyển, nghỉ ngơi. Ngoài ra, do sự thay đổi của hormone thai kỳ bị thay đổi cũng làm dây chằng, khớp nối khung xương bị lỏng dần. Đây là nguyên nhân khiến mẹ đầu thấy đau, mất cân bằng.

Ảnh hưởng từ lượng máu
Tổng lượng máu trong thời gian mang thai này cũng tăng lên khoảng 25% so với trước khi mang thai. Việc này khiến ngón tay, mắt cá nhân sẽ bị phù lên vào mỗi cuối ngày.
Co thắt
Cũng trong thời gian này bạn sẽ xuất hiện những cơn co thắt khiến dạ con của thai phụ co cứng lại. Các cơn đau này xuất hiện nhiều hơn khi bạn cúi xuống, đứng lên hoặc sau khi leo cầu thang, sau quan hệ tình dục. Nhưng bạn không cần quá lo lắng trừ khi cơn co thắt diễn ra thường xuyên và quá đau.
Táo bón
Do có nhiều sự thay đổi trong cơ thể vì thế đường ruột cũng sẽ gặp một số vấn đề trong đó có chứng táo bón. Vì thế, ở thời gian này chị em nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, cố gắng tập thể dục hàng ngày.
Hạ huyết áp
Ngoài ra, các chị em có thể bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế vì thế khi di chuyển bạn nên thận trọng hơn. Lúc ra khỏi giường, đứng lên ngồi xuống nếu bạn thấy choáng váng hãy cúi đầu xuống giữa 2 ngón chân rồi gọi người trợ giúp.
Những thay đổi của thai nhi trong tháng thứ 6
Bụng bầu 6 tháng to như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thai nhi do đó bạn cũng cần biết một số sự thay đổi của em bé trong giai đoạn này. Cụ thể:
Thai nhi ở tuần đầu tiên của tháng thứ 6 (tuần 24) chỉ chừng 7 lạng. Vẫn là một khối nhỏ, dù em bé đã có thể duỗi chân tay nhưng hầu hết đều co người, gấp cả chân lên, còn bàn chân thì ép vào mông.
Thai nhi tháng thứ 6 phát triển từ tuần 24 – 28Các mí mắt của em bé không còn dính vào nhau nữa mà mắt đã có thể mở to, chớp mắt. Và rất nhiều cử động của em bé sẽ hình thành từ tuần 24 đến tuần 30. Bạn cũng có thể cảm nhận được những cú đạp, duỗi người của em bé do lượng nước ối trong thời gian này không nhiều để có thể làm lớp đệm dày.
Cơ thể em bé cũng dài hơn, cơ thể cũng có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ.
Lời khuyên dành cho các mẹ mang thai tháng thứ 6
Đây là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các xét nghiệm cần thiết và bổ sung các dinh dưỡng, vi khoáng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé như:
– Kiêng một số thực phẩm có hại như thịt sống, trứng sống, sữa chưa tiệt trùng, cá có hàm lượng thủy ngân cao…
– Nên bổ sung các loại thịt đỏ, trứng, ngũ cốc, rau xanh để đảm bảo lượng hồng cầu cần thiết, không để thiếu sắt. Nếu hàm lượng sắt trong máu quá thấp bạn cần uống thêm viên sắt nhưng cần ăn nhiều rau để tránh táo bón.
– Trong giai đoạn mang thai này, mẹ bầu cũng có thể mắc phải một số bệnh như nhiễm khuẩn đường tiểu, âm đạo do đó bạn nên uống nhiều nước đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
– Tuyệt đối không bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu có bất thường cần lưu ý, tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Bụng bầu 6 tháng to như thế nào? Thai nhi phát triển ra sao? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao đã có câu trả lời với bài viết trên đây. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng về kích thước bụng bầu nếu các chỉ số sức khỏe của thai nhi và mẹ vẫn bình thường.