Sau khi nhận được tin vui 2 vạch điều đầu tiên mẹ nên làm là thay đổi chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các loại rau tốt cho bà bầu.
Rau và trái cây là nguồn thực phẩm tốt cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, chị em cần tìm hiểu các loại rau tốt cho bà bầu và loại rau nên ăn kiêng. Dưới đây là tổng hợp những loại rau tốt và không tốt phụ nữ mang thai nên ăn rau gìcho thai kỳ mà chị em nên biết.
Các loại rau tốt cho bà bầu
Phụ nữ có thai nên ăn rau gì. Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ quả để cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Celeb Wedding gợi ý bạn một số loại rau tiểu biểu như sau:
Rau cần
Trong rau cần có chứa thành phần dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B,C, canxi, photpho, sắt… Các chất này giúp mẹ bầu thanh nhiệt, mát máu, an thần, giảm huyết áp…
Theo Đông y, ăn rau cần còn có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ mỡ máu…
Ngoài ra, rau cần còn có hàm lượng chất xơ lớn có tác dụng loại bỏ các chất thải ra ngoài, cải thiện hệ tiêu hóa mẹ bầu.
Rau chân vịt
Đây là loại rau giàu khoáng chất như kali, sắt, canxi, magie… và các loại vitamin như vitamin A,B,C,B1,B2…
Có thể nói rau chân vịt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng loại rau này để chế biến nhiều món trong bữa ăn của mình.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau chân vịt có tác dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, ung thư, giúp hệ xương chắc khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển khỏe mạnh…
Bắp cải
Bắp cải có nguồn dinh dưỡng khá lớn, đó là vitamin A,E,K,magie, kẽm… rất tốt cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu có thể bổ sung rau bắp cải trong chế độ ăn uống của mình.
Khi lựa chọn rau, mẹ bầu nên hạn chế loại rau dưới nước như rau cần, rau muống, rau xoong… bởi chúng rất dễ nhiễm khuẩn.
Nếu bổ sung những loại rau này bạn nên rửa qua thật nhiều nước, ngâm với nước muối pha loãng trong 15-30 phút trước khi chế biến. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn rau xấu để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới thai nhi.
Mang thai nên ăn trái cây gì?
Trái cây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nhưng đâu là trái cây tốt phụ nữ nên ăn.
Chuối chín điều trị ốm nghén cho bà bầu
Khi mang thai, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu ốm nghén là hiện tượng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này mẹ bầu có thể bổ sung chuối trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh đó, hàm lượng kali cao trong chuối có tác dụng giảm tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chú ý không nên ăn chuối khi đói, bởi chúng có thể phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.
Các loại quả họ cam, quýt, bưởi…
Đây là những loại quả tốt cho sức khỏe. Trong các loại quả này, đặc biệt là cam có hàm lượng vitamin C cao ngất ngưỡng, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịc cho cơ thể và thai nhi.
Hơn nữa, vị chua trong loại trái cây này còn có tác dụng điều trị triệu chứng buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn vô tội vạ.
Qủa kiwi tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu
Trong kiwi có hàm lượng dinh dưỡng lớn, có tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đây được xem là loại quả vàng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Đặc biệt trong kiwi còn có hàm lượng axit folic cao có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ bầu nên cho mình thói quen mỗi ngày ăn 1 quả kiwi để tăng cường miễn dịch cho mình và thai nhi.
Ngoài những loại quả trên, mẹ bầu có thể bổ sung các loại quả như dứa, lựu, bơ, táo, dưa hấu… để không nhàm chán bữa ăn của mình.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?
Không phải loại rau quả nào cũng thích hợp với phụ nữ mang thai, thậm chí nếu ăn nhiều bà bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao. Dưới đây là những loại rau mẹ cần lưu ý trong thời kỳ mang thai:
Rau ngải cứu
Rau ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, tuần hoàn máu tốt, giảm cơn đau bụng, được sử dụng trong các bài thuốc tốt cho người bị động thai, sảy thai.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho biết bà bầu ăn quá nhiều rau ngải cứu trong 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ co bóp cổ tử cung dễ dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Rau răm
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm, bởi rau răm dễ bị mất máu. Bên cạnh đó, trong rau răm còn có thành phần gây tình trạng co bóp tử cung, dễ gây ra tình trạng sảy thai.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn một vài cọng rau răm với trứng lộn thì sẽ không ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Rau ngót
Không ít trường hợp bị co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do ăn rau ngót tươi có hàm lượng papaverin.
Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, sinh non hoặc hiếm con nên hạn chế ăn rau ngót trong 3 tháng đầu.
Rau cải xoăn
Cải xoăn là một trong những loại rau tốt cho phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt với phụ nữ mang thai.
Nếu thích ăn cải xoăn mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa, sử dụng rau cải xoăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai cao.
Mướp đắng
Không ít người thắc mắc mang thai không nên ăn mướp đắng. Nguyên nhân là do mướp đắng có hàm lượng chất xơ và chất béo thấp, không phù hợp với phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai khi ăn mướp đắng nhiều có thể dẫn tới tình trạng đường huyết giảm, thành phần vicine – độc tố trong mướp đắng gây ra hội chứng đau thắt bụng, nhức đầu và có thể hôn mê ở bà bầu.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng là kích thích tử cung và dễ dẫn tới sinh non.
Như vậy, mẹ bầu đã nắm cho mình những thông tin các loại rau tốt cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu nên lựa chọn những loại rau, trái cây có nguồn gốc rõ ràng, được khử trùng cẩn thận trước khi ăn. Cuối cùng chúc mẹ bầu có một thai nhi khỏe mạnh.