Mang thai ngoài tử cung là một trường hợp mà các cặp vợ chồng không hề mong muốn. Bởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thậm chí, nó có thể dẫn đến tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của mang thai ngoài tử cung?
Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung đúng như tên gọi của nó, là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thai ngoài tử cung sẽ làm tổ ở các vị trí như vòi tử cung, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc.
Thống kê cho thấy có hơn 95% trường hợp xảy ra ở vòi tử cung. 5% trường hợp còn lại xảy ra ở buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.

Ngoài ra, cũng có trường hợp ở 2 bên, chiếm tỉ lệ khoảng 1/200.000.
Trường hợp đa thai với một thai làm tổ trong buồng tử cung bình thường và thai còn lại ở vị trí lạc chỗ chiếm tỉ lệ 1/30.000
Mang thai ngoài tử cung nếu không can thiệp kịp thời, nó có thể diễn biến tự nhiên theo 3 hướng sau:
- Sẩy qua loa
- Thoái triển tự nhiên.
- Vỡ ống dẫn trứng, gây xuất huyết trong ổ bụng.
>>> Xem thêm: 10 dấu hiệu thai ngoài tử cung cần được nhận diện sớm
Những ai có nguy cơ mang mắc phải
Các khảo sát cho thấy bệnh thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, hoặc từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng, viêm vùng chậu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ là
- Hút thuốc lá
- Tuổi trên 35 tuổi
- Vô sinh
- Các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhân tạo
Dấu hiệu bạn bị mang thai ngoài tử cung
Một số triệu chứng ban đầu của thai ngoài tử cung khá giống với mang thai bình thường. Do đó, các bà mẹ nếu không chú ý rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng thực sự có sự khác nhau đấy.
>>> Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung và những điều cần biết
Các mẹ bầu nên nghĩ tới trường hợp này khi có những dấu hiệu sau:
Chậm kinh
Đa số thai ngoài tử cung có dấu hiệu chậm kinh. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt không đều, thì rất khó dự đoán ngày hành kinh.
Có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do mang thai ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết
Đau bụng
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường đau ở vị trí thai làm tổ ngoài tử cung, đau vùng bụng dưới. Đôi khi , bạn có thể thấy đau bụng kèm theo mót rặn.

Ra máu âm đạo bất thường
Có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do mang thai ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết
>>> Xem thêm: Cần nhận biết sớm dấu hiệu thai ngoài tử cung
Những nguy cơ mẹ bầu gặp phải khi khối thai vỡ
Trong trường hợp, thai ngoài tử cung không được phát hiện kịp thời, thì đến một lúc khối thai sẽ bị vỡ. Điều này có thể gây ra các hệ lụy sau:
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, các mạch máu tại nơi làm tổ sẽ vỡ theo, gây tình trạng chảy máu ồ ạt tràn vào ổ bụng. Điều này khiến mẹ bầu mất nhiều máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, mẹ có thể bị tử vong do sốc mất máu.
Đồng thời, thai ngoài tử cung bị vỡ cũng khiến nơi làm tổ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu thai làm tổ ở vòi tử cung bị vỡ, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ vòi tử cung để không làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ. Hoặc khâu bảo tồn vòi tử cung nếu có thể. Điều này sẽ làm giảm khả năng mang thai và tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung cho mẹ bầu ở lần mang thai sau.
khối thai mấy tuần thì vỡ?
Các chị em rất khó để kiểm soát được sự phát triển của thai ngoài tử cung. Bởi nếu nghi ngờ hoặc đã phát hiện mang thai ngoài tử cung, các chị em đều phải nghe theo chỉ dẫn bác sĩ.
Chúng ta không thể biết được thời điểm thai điểm thai ngoài tử cung sẽ vỡ, bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
Vị trí khối thai làm tổ
Vị trí này có thể là vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Nếu trường hợp thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi trứng, thì thời gian vỡ sẽ nhanh hơn. Vì không gian của vòi trứng thường hẹp hơn ở buồng trứng hay ổ bụng.
Kích thước của nơi thai làm tổ
Điều này phụ thuộc vào cơ thể của mỗi chị em. Mỗi mẹ bầu có một cơ địa khác nhau nên kích thước của buồng trứng, vòi trứng cũng khác nhau.
Sự phát triển của thai nhi
Nếu thai nhi phát triển nhanh, mau lớn thì chắc chắn thai ngoài tử cung cũng vỡ nhanh hơn.
Cách đề phòng mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, không loại trừ một ai. Tuy nhiên, nếu có lối sống lành mạnh, biết cách đề phòng thì chị em sẽ giảm thiểu được nguy cơ gặp phải. Một số lưu ý cho chị em như sau:
Hãy thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, sau sinh nở để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.

Các cặp vợ chồng nên chú ý quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, sạch sẽ.
Chị em cũng nhớ tránh xa thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài tử cung
Trong trường hợp bạn đã từng có thai ngoài tử cung, thì cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai. Vì lần mang thai sau có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.
>>> Xem thêm: Quan hệ lúc nào để có thai? Thời điểm mang thai dễ nhất
Cách điều trị như thế nào
Nếu khối thai được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ,thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.
Nếu thai ngoài tử cung có kích thước lớn (thường là trên 3cm), bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Chính vì vậy, các bà mẹ không nên chần chừ để thai càng ngày càng phát triển. Nếu thấy có những dấu hiệu ở trên, thì mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không may khối thai bị vỡ, người mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, choáng váng, khó thở, người thân cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện để mổ cấp cứu ngay.
Trên đây là toàn bộ những chia sẽ về trường hợp mang thai ngoài tử cung. Các bà mẹ hãy tìm hiểu thật kĩ về vấn đề này trước khi có ý định mang thai, để quá trình mang thai diễn ra một cách thuận lợi nhất.