Bên cạnh thắc mắc mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì, thời điểm này mẹ hãy cố gắng tận hưởng tháng cuối cùng rảnh rỗi trước khi bé yêu chào đời.
Tháng thứ 9 là thời điểm bạn đã đến rất gần ngày bé yêu chào đời, sẽ có rất nhiều thách thức và khó khăn mà mẹ phải chuẩn bị. Do đó, cần có chế độ ăn uống sao cho hợp lý, bà bầu mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì, tránh gì cần phải được sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung kiến thức bổ ích cho mình.
Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh nhất?
Ở giai đoạn này, sự phát triển của thai gần như đã được hoàn tất, trọng lượng bé thời điểm này cũng tăng nhanh, não và phổi tiếp tục hoàn thiện.
Do đó, để có lợi nhất cho sự phát triển của bé cũng như không khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, cơ bản cần có:
- Trái cây: Ăn từ 2-4 phần/ngày.
- Rau: 4-5 phần ăn mỗi ngày.
- Sữa: Bổ sung sữa bầu dinh dưỡng cho mẹ
- Uống nước: Uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày đảm bảo cơ thể mẹ và bé không thiếu nước.

Khi mẹ bầu xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng thì sẽ tự bảo đảm cho thai nhi và sức khỏe cuối thai kỳ. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chẳng hạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu sắt: Chẳng hạn như cá, thịt gà, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan… ăn ít nhất 3 lần những thực phẩm trên để đảm bảo mẹ và con khỏe mạnh.
- Thực phẩm giàu canxi: Quan trọng là bạn phải bổ sung thực phẩm giàu canxi như rau xanh, sản phẩm từ sữa, bột yến mạch, hạnh nhân…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Mang thai tháng thứ 9 mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm nhiều trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ…
- Thực phẩm giàu axit folic: Nhóm thực phẩm này có tác dụng tránh dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu axit folic trong đậu lima, đậu xanh, đậu đen..
- Thực phẩm giàu vitamin A: Rau bina, khoai lang, dưa đỏ… chứa hàm lượng vitamin A lớn, nên có trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu.
>>>> Tham khảo thêm: Mang thai tháng thứ 7 bé nặng bao nhiêu kg?
Mang thai tháng thứ 9 nên kiêng gì?
Bên cạnh câu hỏi mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì, mẹ bầu cũng chú ý thực phẩm nên kiêng trong giai đoạn này.
- Caffeine: Đây là thực phẩm mẹ bầu nên tránh, tuy nhiên nếu muốn uống có thể dùng dưới hình thức không vượt quá 200mg mỗi ngày. Lưu ý, trong socola cũng chứa caffeine, vì vậy bạn nên hạn chế ăn cả thực phẩm này.
- Rượu: Nó luôn được biết đến là nhóm thực phẩm gây nguy hiểm cho sức khỏe, mẹ bầu cũng là đối tượng cần phải tránh rượu. Rượu xâm nhập vào mẹ bầu làm chậm phát triển trí tuệ, sinh non cũng như một loại dị tật bẩm sinh. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tránh nó hoàn toàn từ khi mang thai.
- Đường hóa học: Nó là chất làm ngọt cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống trong suốt thời gian mang thai.
- Đồ ăn tái sống: Những thực phẩm tái sống, chưa được nấu chín kĩ như sushi, nem thịt lợn, thịt chua… tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, sán cho mẹ và bé.
- Thuốc lá: Cực kỳ nguy hiểm với mẹ bầu, các mẹ phải hoàn toàn tránh xa và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, đặc biệt là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng bất lợi nhiều nếu như không may mẹ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Mang thai tháng thứ 9 cần chuẩn bị gì trước khi sinh?
Đây là tháng cuối cùng của thai kỳ, để chuẩn bị sự chào đời thai nhi, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:
Kiểm tra lại đồ dùng trước khi sinh: Những bà bầu tháng thứ 9 khi sinh con đều móng ngóng thời gian này, không biết cần chuẩn bị những gì.
Kinh nghiệm khi sinh, bạn chỉ cần mang theo sổ khámg thai xét nghiệm gần nhất, chứng minh nhân dân bản gốc và 2 bản photo, 1-2 bộ đồ lót cùng tiền đóng viện phí.
Tham gia lớp học tiền sản: Hãy tìm hiểu ở bệnh viện quen thuộc hay ở cộng đồng của bạn lớp dạy về kỹ thuật trong quá trình chuyển dạ, sinh con, thư giãn, hít thở, cho con bú, yoga sau sinh, thậm chí chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào.
Tìm hiểu bệnh viện và làm hồ sơ đăng ký sinh: Một chuyến tham quan bệnh viện có thể giảm bớt nỗi sợ và giúp bạn có thêm trải nghiệm trước khi sinh con.
Hãy dành thời gian tìm hiểu bệnh viện, đặc biệt nếu trước đó bạn không khám bệnh nơi đã chọn làm địa chỉ sinh con.

Chuẩn bị tốt thể lực: Mẹ bầu nên thường xuyên tập thở, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để giúp cơ thể không bị co cứng do ngồi quá lâu.
>>>> Tham khảo thêm: Nên ăn gì khi mang thai để đảm bảo con khỏe mạnh?
Như vậy, mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì, kiêng gì và chuẩn bị những gì trước khi “vượt cạn” đã không còn là nỗi lo lắng của mẹ bầu. Hi vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm bổ ích khi mang thai và sinh con.