Ở rể là vấn đề được thảo luận của nhiều ông chồng. Mỗi người có những suy nghĩ khác nhau khi nói về sự lựa chọn này. Vậy thực sự có nên ở rể không?
Từ xưa tới nay, “thuyền theo lái gái theo chồng” đã trở thành nếp sống. Suy nghĩ ấy ăn sâu vào nhận thức của người đàn ông nên với họ ở rể là nhục nhã, là “chui gầm chạn”. Tuy nhiên, những năm gần đây quan niệm xã hội đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Dù vượt qua tâm lí ban đầu không đơn giản thì cũng có nhiều người không đặt nặng vấn đề đó nữa. Trước câu hỏi có nên ở rể không, CELEB WEDDING cùng bạn tìm câu trả lời.
4 lí do khiến đàn ông ngại ở rể
Nếu hỏi cánh mày râu có nên ở rể không, chắc hẳn 99,9% câu trả lời nhận được sẽ là không. Điều này xuất phát từ 4 lí do chủ yếu sau:
- Định kiến xã hội: Tư tưởng phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều đề cao người đàn ông. Chuyện con gái kết hôn về chung sống với gia đình chồng được coi như chuyện thường tình. Nếu không thì cũng là hai vợ chồng ra ở riêng. Khái niệm “ở rể” bởi vậy khiến các chàng luôn e ngại vì sợ lời ra tiếng vào của những người xung quanh.
Cánh mày râu ngại việc ở rể vì định kiến xã hội, sợ bị cho rằng kém cỏi, “đào mỏ” - Bị cho rằng kém cỏi: Tâm lí đàn ông là trụ cột gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện ở rể. Việc gánh vác kinh tế, lo toan cho vợ con đời sống đầy đủ như được mặc định cho họ. Vì thế, họ cho rằng ở rể tức là thua kém vợ, là “ăn bám” nhà vợ, mất mặt với anh em bạn bè.
- “Đào mỏ”: Miệng lưỡi thế gian cũng là một phần nguyên nhân. Khi chàng trai nào chấp nhận ở rể, nhất là nhà vợ có điều kiện kinh tế tốt ngay lập tức sẽ bị nói “đào mỏ”. Dù không biết thực hư thế nào thì nhiều người vẫn cố chấp nghĩ người con trai ấy chỉ đang lợi dụng cô gái đó thôi.
- Ở rể là nhục nhã: Sống ở nhà vợ thì phải để ý hành vi, tiếng nói với gia đình vợ. Thế thì còn gì là ý chí đầu đội trời, chân đạp đất của nam nhi. Đa số cánh mày râu nghĩ thế đó. Vì tư tưởng “chó chui gầm chạn” không thể ngóc đầu này nên họ vẫn lắc đầu khi được hỏi có nên ở rể không.
Những lầm tưởng về ở rể
Dựa trên 4 lí do, các chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm trong cách nghĩ của cánh mày râu. Đây là sự phản biện dựa trên thực tế xã hội và qua những nghiên cứu tâm lí.
- Ở rể không hề hèn kém: Quan niệm ấu trĩ về sự kém cỏi khi ở rể cần phải thay đổi. Thực tế, ở rể và làm dâu rất khác biệt. Đa phần khi ở rể, các chàng rể ít bị để ý hơn bởi bố mẹ vợ. Nhưng tính sĩ diện và sự tự cao của đàn ông lại rất lớn. Nên quan trọng là nam giới phải bước qua định kiến để cuộc sống được vui vẻ. Muốn vậy, người vợ cũng phải thật khéo léo.
Ở rể thể hiện tình yêu, sự chia sẻ với vợ và bố mẹ vợ, là một gia đình thực sự sau kết hôn - Ở rể không phải là yếu thế: Vì yếu thế mà ở nhà vợ có thể đúng với xã hội phong kiến. Nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Không ít người đàn ông vẫn nói có với câu hỏi có nên ở rể không vì nhiều lí do. Như nhà vợ neo người, bố mẹ vợ sức khỏe kém cần người chăm sóc…Điều này thể hiện tình yêu và sự cảm thông của người chồng.
- Chẳng hề thua thiệt: Nếu làm dâu gần như là bắt buộc thì ở rể đa phần là tự nguyện. Vậy nên người đàn ông vẫn hoàn toàn có thể tự chủ về kinh tế, có sự nghiệp riêng và có tiếng nói chủ quan. Hơn nữa, bố mẹ vợ thường rất hiểu và trân trọng con rể. Họ đánh giá cao chàng trai đó vì sự hi sinh, hiếu thuận.
Ở rể trong trường hợp nào
Chuyên gia tâm lí Trịnh Trung Hòa cho rằng ở rể không có gì xấu. Bạn cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều đến những lời ong tiếng ve bên ngoài. Qua khảo sát hàng trăm trường hợp, ông rút ra 2 điều để việc ở rể êm ấm, thuận hòa:
Yếu tố hoàn cảnh
Trường hợp vợ là con một, bố/mẹ vợ mất sớm người còn lại thường xuyên đau ốm. Trong khi đó bạn có anh trai hoặc em trai chăm sóc bố mẹ đẻ ở nhà thì nên gật đầu với việc có nên ở rể không. Bởi lẽ, thuận theo tự nhiên, sau khi kết hôn bạn cũng là con của bố mẹ vợ. Việc gia đình gần gũi, đỡ đần nhau là chuyện bình thường. Chung sức, chia sẻ gánh nặng cùng vợ cũng hợp tình hợp lí.

Yếu tố con người
Vượt qua chướng ngại tâm lí luôn rất khó khăn. Vì thế, để cuộc sống hạnh phúc dưới một mái nhà của con rể ở nhà vợ đòi hỏi sự cố gắng của đôi bên. Chàng rể nên bỏ qua mọi sự khích bác bên ngoài, có trách nhiệm với quyết định của mình. Người vợ cũng cần thấu hiểu, khéo léo trong ứng xử giữa bố mẹ và chồng. Bố mẹ vợ nếu có được chàng rể hiền lành, ngoan ngoãn chấp nhận ở rể thì hãy xem người đó như con trai, yêu thương và chia sẻ.
Có nên ở rể không quả thực không đơn giản để nói có hoặc không. Quyết định ở rể không dễ dàng với bất cứ người đàn ông nào. Nhưng cũng đừng vì những định kiến cổ hủ, những chê bai không đáng mà đánh mất hạnh phúc của mình nhé.