Lễ chạm ngõ cần những gì? Câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin quan trọng ngay sau đây.
Theo phong tục hôn nhân của người Việt, thủ tục hôn nhân bắt buộc phải trải qua 6 bước: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thinh kỳ, thân ghinh. Trong đó, nạp thái hay còn được gọi là lễ chạm ngõ, nghi thức đầu tiên khởi đầu hôn nhân của các cặp đôi. Chính vì vậy “ lễ chạm ngõ cần những gì?” là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Về cơ bản, bạn có thể hình dung lễ chạm ngõ bao gồm những vấn đề như sau:

Lễ chạm ngõ mang ý nghĩa gì?
Lễ dạm ngõ được xem là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa nhà trai và nhà gái. Qua đó, hai bên gia đình có thể tìm hiểu điều kiện, gia phong, văn hóa của đôi bên.
Ngày nay, điều kiện sống thay đổi, mặc dù các cặp đôi được tự do yêu đương nhưng khi quyết định tiến tới cuộc sống hôn nhân, các cặp đôi phải được cha mẹ hai bên gặp mặt. Lúc này nhà trai mang lễ vật tới nhà gái trò chuyện, xin phép cho hai con được chính thức “đi lại” với nhau và tính chuyện hôn nhân sắp tới.
>>> Tham khảo thêm: Chạm ngõ là gì và khác ăn hỏi ở điểm nào?

Lễ chạm ngõ cần những gì?
Chạm ngõ cần những gì? Lễ vật chính là thứ không thể thiếu trong lễ chạm ngõ. Phần lễ này được chuẩn bị khá đơn giản, cụ thể: Cơi trầu cau, cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ, lẵng trái cây.
Lễ vật trong lễ dạm ngõ này có sự thay đổi theo vùng miền. Ở miền Trung, ngoài trầu cau, rượu còn có thêm bánh Hồng – đặc sản của vùng đất Bình Định, Phú Yên. Ở miền Nam, lễ dạm ngỏ được gọi là đám nói, lễ vật chỉ đơn giản là những miếng trầu cau tem cánh phượng và cặp rượu.
>>> Xem thêm sự khác nhau của lễ dạm ngõ ở 3 miền Bắc Trung Nam
Không chỉ có nhà trai mà nhà gái cũng cần phải biết dạm ngõ cần những gì. Về phía nhà gái, nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí lại bàn thờ gia tiên, chuẩn bị bánh kẹo, nước mời nhà trai. Tùy điều kiện, nhà gái có thể chuẩn bị mâm cơm thân mật mời nhà trai dùng sau khi thực hiện xong các nghi thức chạm ngõ.
Thành phần tham gia lễ chạm ngõ
Bên cạnh vấn đề lễ chạm ngõ cần những gì? Các cặp đôi cũng cần nên lên danh sách bao nhiêu người đi dự lễ dạm ngõ. Do đây chỉ là buổi gặp mặt nội bộ hai gia đình nên số lượng tham dự không quá đông. Chỉ nên cử tối đa 6-7 người đại diện mỗi gia đình là hợp lý nhất.
Thường lễ chạm ngõ có cha mẹ hai bên, đại diện ông bà (nếu có), cô, dì, chú, bác hoặc người có tiếng nói trong nhà, trong dòng họ.

>>> Xem thêm: Làm sao để có được bài phát biểu lễ chạm ngõ chu toàn
Những nghi thức không thể thiếu trong lễ chạm ngõ
- Sau khi hai bên gia đình gặp mặt, thăm hỏi thì đại diện nhà trai sẽ đứng dậy phát biểu lý do chạm ngõ ngay hôm nay.
- Tiếp đến, đại diện nhà gái đứng lên cám ơn nhà trai và giới thiệu thành phần tham gia buổi lễ chạm ngõ.
- Khi gia đình nhà gái đồng ý, bố mẹ nhà gái sẽ dẫn đôi tân lang tân nương đến bàn thờ thắp hương cho tổ tiên.
- Khi các thủ tục được hoàn tất, hai bên gia đình bàn bạc ngày cưới, ngày ăn hỏi, những lễ vật và thách cưới yêu cầu.
- Cuối cùng, nhà gái sẽ mời nhà trà dùng bữa cơm thân mật để tạo mối quan hệ gắn kết, khăng khít giữa hai gia đình.
Nếu cô dâu chú rể là người tinh tế, tốt nhất nên chủ động gắn kết , giúp buổi lễ chạm ngõ trở thành dịp gặp gỡ thân mật giữa hai gia đình.
Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ lễ chạm ngõ cần những gì và những điều nên làm trong lễ dạm ngõ.
>>> Đọc thêm: Thời điểm dạm ngõ khi nào là thích hợp? hủ tục cho lễ dạm ngõ