Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị gì? Là câu hỏi mà phần lớn các bạn trẻ quan tâm và không ít người hoang mang khi tục lễ mỗi vùng miền khác nhau.
Đám hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt, được thực hiện trước đám cưới. Đám hỏi đánh dấu dấu mốc gia đình hai bên chấp thuận cho đôi uyên ương nên duyên vợ chồng. Trong đám hỏi của nhà trai phải chuẩn bị lễ vật kỹ lưỡng khi đi sang nhà gái, vì vậy mà đám hỏi người ta còn gọi là “đi hỏi vợ”.
Không ít bạn nam trước kế hoạch đám hỏi đều băn khoăn lo lắng, không biết đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tất tần tật về đám hỏi và những lễ vật có trong đám hỏi.
Về phần trang phục của chú rể
Trong trang phục đám hỏi, nhà trai cần chuẩn bị trang phục gọn gàng, tươm tất. Trang phục chú rể thường kết hợp với áo sơ mi, quần tây cùng áo vest khoác ngoài. Đây là trang phục tôn lên nét lịch lãm, bảnh bao của các chàng trai trong ngày lễ trọng đại.
Thông thường, chàng trai phải mạnh mẽ chọn những bộ vest có tông màu trung tính hoặc cơ bản như: Nâu, đan, xanh navy, xám nhạt… Với những kiểu vest này có thể thoải mái kết hợp với nhiều loại áo sơ mi tay dài màu trắng, thêm một bông hoa nhỏ cài nơi ngực áo sẽ tạo lên điểm nhấn.
Nếu chàng trai vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn vest, chú rể nên nhờ sự trợ giúp của người đi trước hoặc có thể nhờ sự tư vấn chuyên nghiệp tại nhân viên ở các cửa hàng. Hãy chọn cho mình một bộ vest vừa cặn, phù hợp với vóc dáng cơ thể để tôn lên đường nét nam tính của phái mạnh, giúp bạn tự tin trong buổi lễ đám hỏi.
Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì?
Song song với đó, cô dâu chú rể có thể chọn mặc áo dài cách tân phối hợp với quần jeans đen và chọn cho mình đôi giầy tây phối hợp với âu phục. Cách phối đồ này thể hiện sự sang trọng, trang nhã và lịch lãm của chú rể mang lại hình ảnh đẹp cho hai bên họ hàng.
Về phía gia đình nhà trai, đối với các bà, mẹ chú rể nên mặc áo dài. Với ông, bố, chú có thể mặc vest chỉnh tề nhằm tạo nên sự sang trọng trong mắt gia đình nhà gái.
Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì?
Sính lễ là vật phẩm nhà trai mang đến để xin hỏi nhà gái cưới cô dâu, đây được xem là lễ vật cám ơn của nhà trai dành cho nhà gái. Trước ngày gần đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị mâm quả để mang sang nhà gái.
Tùy vào điều kiện của nhà trai có thể chuẩn bị 3-5-7-11 mâm quả đối với miền Bắc và 4-6-8-10 đối với người miền Nam. Bởi phong tục mâm quả đám hỏi của người miền Bắc và miền Nam khác nhau về số lẻ và chẵn.
Trầu cau
Trầu cau là mâm quả tượng trưng cho tình yêu son sắt của các cặp đôi uyên ương. Trong mâm quả, trầu cau được để nguyên buồng, quả cau được chọn phải thật đều và tròn. Các cặp đôi nên chọn cau tươi xanh, được bẻ khéo léo, không nên dùng dao cắt buồng, điều kiêng kị mà dân gian cho rằng vợ chồng có thể chia ly sau đám cưới.
Thông thường, một mâm quả sẽ có tầm từ 80-100 lá trầu. Lá được chọn là những lá to tròn, xanh, không bị rách hoặc vàng úa. Nhà trai có thể tự sắp lễ hoặc nhờ đơn vị dịch vụ chuyên sắp lễ đám hỏi để kết mâm quả sao cho đẹp.

Rượu và thuốc lá
Mâm rượu và thuốc lá làm lễ vật không thể thiếu khi xếp vào sính lễ đám hỏi. Cách xếp mâm lễ rượu thuốc tạo nên vẻ đẹp tinh tế của sính lễ. Mâm rượu này được chuẩn bị để chú rể tự tay bê vào nhà gái.
Bánh ăn hỏi
Mâm bánh ăn hỏi bao gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh, bánh chưng, bánh giầy… Đây chính là những lễ vật ăn hỏi không thể thiếu hoặc thường đi có đôi có cặp như: bánh cốm – bánh phu thê, bánh chưng – bánh giầy.

Chè – mứt sen
Chè trong lễ ăn hỏi là lễ vật tượng trưng cho sự hiếu hảo của con cái với ông bà, tổ tiên. Đồng thời cũng là sinh lễ thể hiện tình cảm anh em họ hàng với nhau.
Trong khi đó, mứt sen là lễ vật ăn hỏi mang ý nghĩa sum vầy gia đình, tượng trưng cho sự kết trái của các cặp đôi.
Các lễ vật ăn hỏi khác
Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì? Ngoài những lễ vật truyền thống bắt buộc phải có thì còn có một số lễ vật: Lợn quay, xôi đỗ hoa mai, bánh kem, trà…Mỗi lễ vật đều mang ý nghĩa khác nhau, đều có ý chúc cho cặp đôi hạnh phúc trọn vẹn, giàu sang ấm no.
Chuẩn bị người bưng quả
Không chỉ có lễ vật mà người bưng quả cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đội nam thanh nữ tú bê tráp chính là hình ảnh không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Việt ở khắp các vùng miền. Tùy vào vùng miền các cặp đôi có số lượng chọn người phù hợp. Đám hỏi miền Nam thường chọn người theo số chẵn, đám hỏi miền Bắc lại được lựa chọn theo số lẻ.

Tiền nạp tài
Theo đúng nghi lễ truyền thống thì nhà trái cần phải chuẩn bị tiền nạp tài. Số tiền được đựng trong phong bao lì xì chia thành 3,5 túi phong bì tùy thuộc vào số lượng người bưng mâm quả.
Số lượng phong bì thường là số lẻ, phong bì được chọn là loại bản to, có in chữ hỷ hoặc đôi uyên ương cách điệu. Các phong bì này có thể để vào tráp riêng hoặc tráp chung vào tráp trầu cau khi nhà trai mang mâm quả sang nhà gái.
Các gia đình không nên quan trọng vào số tiền ít hay nhiều mà chủ yếu là đánh giá thái độ của gia đình thông gia, đặc biệt là đặt hạnh phúc con cái lên hàng đầu. Số tiền ít hay nhiều tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai gia đình.
Qua bài viết này, có thể các bạn đã nắm được tất tần tật về đám hỏi cũng như nắm được thông tin đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị gì. Chúc các bạn có ngày lễ đám hỏi suôn sẻ như mong đợi.