Dạm ngõ khác ăn hỏi như thế nào là quan tâm của rất nhiều bạn trẻ bởi các nghi thức cưới này có khá nhiều điểm tương đồng. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết dạm ngõ và đám hỏi khác nhau như thế nào bạn nhé.
Theo trình tự một đám cưới truyền thống thì vẫn duy trì 3 nghi lễ chính thức là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Ngày lễ cưới chính thức đón dâu có lẽ ai cũng hiểu, tuy nhiên dạm ngõ và ăn hỏi lại rất dễ khiến nhiều người nhầm lẫn không biết dạm ngõ khác ăn hỏi như thế nào. Dựa trên thực tế, chúng ta có thể phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi trên một số tiêu chí như ý nghĩa, mục đích, đồ lễ chuẩn bị, trang phục cô dâu, chú rể…
“Đúng là lễ cưới có nhiều thủ tục thật. Xem mặt, dạm ngõ, ăn hỏi… và mình không thể phân biệt nổi. Mình thì chỉ mong rút gọn được khâu nào thì tốt vì làm như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cả hai bên, nhất là khi khoảng cách hai gia đình ở xa nhau. Như lễ dạm ngõ và ăn hỏi của chị gái mình cầu kì quá, mỗi lần chuẩn bị đến mệt”, Lan Vy (Hà Nội) chia sẻ.
Mục đích của dạm ngõ và ăn hỏi
Như chúng ta đã biết, dạm ngõ là nghi thức diễn ra đầu tiên khi 2 gia đình đã đồng ý chuyện cưới xin của con cái đã thông báo trước. Đây được coi là ngày gặp mặt chính thức của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.

Khác với dạm ngõ, ăn hỏi lại là nghi thức diễn ra sau, là dịp chính thức để 2 bên thông báo hôn sự với toàn thể gia đình. Sau lễ ăn hỏi, hai bạn trẻ được hai bên gia đình coi như con cái trong nhà bởi hôn sự đã có đính ước.
Nếu như lễ dạm ngõ chỉ đơn thuần là cuộc gặp mặt thân mật thì lễ ăn hỏi lại là nghi thức long trọng hơn khi lễ vật chuẩn bị, thành phần tham dự cũng đông hơn rất nhiều…
Dạm ngõ khác ăn hỏi ở lễ vật chuẩn bị
Lễ vật ở cả dạm ngõ và đám hỏi đều do nhà trai chuẩn bị nhưng ở lễ ăn hỏi lễ vật phải cầu kì hơn rất nhiều và phải có đầy đủ sính lễ của một đám cưới truyền thống.

Với đám hỏi, sính lễ ở đây là mâm tráp, tùy từng phong tục vùng miền mà số lượng mâm tráp có thể khác nhau. Ví dụ như nếu cô dâu là người miền Bắc thì chắc chắn gia đình chú rể phải đem số mâm tráp lẻ, có thể là 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp… Nếu gia đình cô dâu là người miền Nam thì bên gia đình chú rể lại phải chuẩn bị số mâm tráp chẵn. Với lễ dạm ngõ thì gần như không cần tráp, nếu có thì gần như chỉ có một tráp trầu cau.
Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà tráp ăn hỏi có thể bao gồm các sính lễ khác nhau. Một số sính lễ không thể thiếu là trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh cốm, chè và hoa quả.
Thành phần tham dự trong lễ dạm ngõ, ăn hỏi
Một trong những tiêu chí để phân biệt rõ dạm ngõ khác ăn hỏi là thành phần tham dự hai nghi lễ. Vì lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt thân mật của hai gia đình nên gần như chỉ có bố mẹ cô dâu, chú rể, cô dâu chú rể, trưởng họ (người đại diện nhắc lời với nhà gái), họ hàng ruột thịt như ông bà, cô bác…
Với lễ ăn hỏi, thành phần được mở rộng. Lễ ăn hỏi có cả sự xuất hiện thêm của bạn bè cô dâu, chú rể, hàng xóm láng giềng gần kề thân cận với cả hai gia đình…
Trang phục của cô dâu chú rể
Lễ dạm ngõ thường không đòi hỏi sự cầu kỳ về trang phục trong khi đó trang phục đám hỏi lại có quy định rõ ràng hơn.

Bạn gái có thể mặc váy, quần âu với áo tay dài, tay ngắn… trong ngày lễ dạm hỏi nhưng vào ngày ăn hỏi thì trang phục bắt buộc phải diện là chiếc áo dài đỏ truyền thống. Với chú rể, trang phục phổ biến nhất là comple, áo trắng kết hợp cà vạt đỏ.
“Mình rất thích những chiếc áo dài đỏ truyền thống mà các bạn gái mặc hôm ăn hỏi. Ở miền Nam, chú rể cũng thường mặc áo dài nhưng ở miền Bắc thì lựa chọn áo vest phổ biến hơn. Vì cả mình và bạn trai đều là người Bắc nên đám hỏi, đám dạm ngõ của hai gia đình có nhiều điểm tương đồng nên mình cũng không phải lo lắng lắm”, Thùy Chi chia sẻ.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn phân biệt dạm ngõ khác ăn hỏi như thế nào. Hãy đón đọc thêm các bài viết khác của CELEB Wedding để có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức cưới bạn nhé!