Đính hôn là gì? Là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ với nhau. Đây được xem là bước đệm quan trọng để đôi uyên ương tiến tới lễ cưới.
Khi chuẩn bị lên kế hoạch cưới, nhiều cô dâu chú rể và gia đình cảm thấy hoang mang bởi những thắc mắc như: Đính hôn là gì? Lễ đính hôn nên mặc gì? Lễ đính hôn phải chuẩn bị những gì?
Để không bỏ quên những chi tiết nhỏ nhặt trong buổi lễ đính hôn, các cặp đôi uyên ương nên liệt kê toàn bộ công việc cần làm trước – trong – sau buổi lễ.
Bài viết dưới đây của Celeb Wedding sẽ điểm lại cho các bạn những công việc quan trọng diễn ra trong buổi lễ đính hôn.
Lễ đính hôn là gì?
Có thể nói lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây được xem là thông báo chính thức về việc hứa gả con giữa hai gia đình với nhau và là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái trở thành “vợ sắp cưới”, chàng trai trở thành “chồng sắp cưới”.
Trong buổi lễ đính hôn chàng trai cùng gia đình mang lễ vật sang nhà gái chính thức xin được làm rể gia đình nhà gái. Nhà trai nhận lễ ăn hỏi tức là danh chính công nhận sự gả con gái cho nhà trai, kể từ ngày ăn hỏi đôi trai gái có thể được coi là đôi vợ chồng chưa cưới của nhau, chỉ chờ ngày cưới để chính thức công bố với hai họ hàng.

Lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?
Đối với nhà trai, lễ đính hôn phải chuẩn bị lễ vật bao gồm: Trầu cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh su sê, lợn quay, tiền dẫn cưới, mâm quả lễ đính hôn, quà tặng lễ đính hôn… để mang sang nhà gái. Đây được xem là lễ vật thường thấy trong lễ đính hôn bình thường.
Những gia đình xưa thường sử dụng bánh cặp nghĩa tượng trưng cho âm dương trong ngày lễ đính hôn. Những bánh cặp nghĩa thường được sử dụng là bánh phu thê – bánh cốm tượng trưng cho âm – dương hoặc bánh chưng – bánh giầy tượng trưng cho âm – dương. Nếu lựa chọn bánh chưng và bánh giầy thường kẹp thêm quả nem.
Đó là những lễ vật tối thiểu mà đám hỏi nào cũng có, điều này giúp bạn trả lời cho câu hỏi lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì hay đám hỏi chuẩn bị gì?

Nghi thức diễn ra trong lễ đám hỏi là gì?
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, các nghi thức trong lễ đính hôn dược diễn ra theo trình tự như sau:
Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật
Để buổi lễ đính hôn được diễn ra suôn sẻ, cặp đôi uyên ương cần chú ý như sau:
Khi đến nhà gái chừng 50m, nhà trai xem lại trang phục, mâm quả và xếp đôi hình bê mâm quả. Riêng chủ rể và chủ hôn bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước để trình được vào làm lễ đám hỏi.
Sau khi được chấp nhận, nhà gái sẽ vui vẻ mời nhà trai vào để đặt các mâm quả trước bàn thờ gia tiên. Hai gia đình cùng nhau mời trà, nói chuyện thăm hỏi lẫn nhau về hai họ và giới thiệu những người trong gia tộc.
Đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu trong đám lễ về lý do buổi tiệc và những lễ vật có trong buổi tiệc. Đại diện nhà gái đứng lên nhận lễ vật và nói lời cám ơn với nhà trai.
Cô dâu ra mắt hai họ
Khi hai họ thực hiện nghi thức chào hỏi và trao mâm xong, cô dâu mặc áo dài trong phòng đợi. Lúc nghi thức trao – nhận lễ vật xong, nhà gái mới cho phép chú rể vào trong đón cô dâu xuống chào hai họ hàng.

Lễ thắp hương bàn thờ gia tiên
Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong buổi lễ đính hôn. Trước tiên, đại diện nhà gái sẽ mang một số lễ vật của nhà trai đưa lên bàn thờ gia tiên. Sau đó chú rể sẽ đốt đôi đèn cẩn thận để tim đèn cháy thật tốt. Ngọn lửa này tượng trưng cho sự sống, niềm lạc quan và hơn hết nghi thức này là sợi giây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con cháu với ông bà tổ tiên.
Chàng rể sẽ khấn vái trước bàn thờ gia tiên, xá 4 xá và đưa 2 ngọn đèn cho hai chủ hôn hai bên cắm lên bàn thờ. Cuối cùng đôi uyên ương sẽ lạy tổ tiên 1 lần nữa.
Trao nữ trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới cho nhà gái
Sau khi khấn vái ông bà tổ tiên, cô dâu chú rể đeo nhẫn cho nhau, mẹ của chú rể cũng đeo nữ trang cho cô dâu.
Thông thường trang sức cưới gồm hoa tai, vòng cổ, vòng đeo tay. Nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì ít nhất cũng đeo hoa tai cho cô dâu.
Bên cạnh trang sức, nhà trai cũng đưa cho nhà gái một số tiền thể hiện lòng biết ơn của mình với công nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Ngoài ra, số tiền này còn thể hiện ý muốn chia sẻ chi phí hôn nhân với gia đình nhà gái.

Nhà gái lại quả cho gia đình nhà trai
Theo phong tục đám hỏi, khi nhận mâm quả của nhà trai nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc mặn và khi nhà trai xin phép ra về.
Khi phân chia lễ vật, tuyệt đối không nên dùng kéo cắt mà phải xé tay, đồ lại quả phải là số chẵn và khi đưa mâm quả, nắp của mâm phải để ngửa lên.
Với những thông tin mà Celeb Wedding chia sẻ ở trên, chắc chắn rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về đính hôn là gì và những nghi thức diễn ra trong lễ đính hôn. Hi vọng thông tin này sẽ cho bạn sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong lễ đính hôn của mình.