Bên cạnh Kim cương, Ngọc lục bảo, Sapphire,… Zircon cũng là một loại đá quý được nhiều người lựa chọn vì vẻ đẹp, sự đa dạng và tính thẩm mỹ của nó. Nếu bạn là một người đam mê với loại đá này, chắc hẳn sẽ có nhiều thắc mắc về nguồn gốc, sự hình thành, tính chất của đá Zircon hay những công dụng và ý nghĩa mà nó mang lại là gì. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những điều vô cùng thú vị về loại đá này.
Những thông tin cơ bản về đá Zircon
Là một trong những loại đá quý tự nhiên sở hữu vẻ đẹp sang trọng, Zircon nổi tiếng với những màu sắc lấp lánh cùng với độ khúc xạ cao khiến nó tựa như những viên kim cương nếu chỉ nhìn thoáng qua. Dưới đây là những thông tin cơ bản về loại đá này.
Đá Zircon là gì?
Đá Zircon là một loại đá quý thiên nhiên, có thành phần hóa học chủ yếu là silicat, pha một ít Fe – sắt trong tạp chất. Loại đá quý này có kết cấu là hệ tinh thể bốn phương, có màu sắc đa dạng từ không màu đến đỏ, nâu, vàng kim, xanh hay xanh lá. Đá Zircon đôi khi còn được thay thế cho kim cương với tên gọi là kim cương Matura. Vì thế, đá Zircon được đánh giá khá cao trong lĩnh vực trang sức đá quý và giới phong thủy nhờ vào màu sắc đa dạng và tính thẩm mỹ của chúng.
Nguồn gốc hình thành của đá Zircon
Từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã biết đến Zircon và ứng dụng loại đá này vào trong các lĩnh vực đời sống như làm đồ trang sức, sử dụng trong các vấn đề tâm linh như tiên tri, bói toán, khai mở luân xa thứ 3,…
Cho đến ngày nay, dựa vào sự phát triển của khoa học, đá Zircon được coi là một loại khoáng vật phụ được sử dụng để khai quật ra thành phần khoáng sản trong đá macma felsic và đá granite. Vì có độ cứng cao, tính trơ và tính bền nên Zircon tồn tại tương đối lâu đời trong các mỏ trầm tích với thành phần phổ biến của đa số các loại cát. Tuy Zircon hiếm tồn tại trong đá mafic, siêu mafic nhưng chúng lại được hình thành và tồn tại trong đá macma dưới dạng khoáng vật nguyên sinh. Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy tại quặng cát, trong pegmatit hoặc trong các loại đá núi lửa kiềm quý hiếm.
Đá Zircon được phân bố ở đâu?
So với một số loại đá quý tự nhiên khác, đá Zircon có trữ lượng cao và đóng vai trò quan trọng trên một số lĩnh vực trong đời sống con người.
Loại đá này được phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới, có thể kể đến những mỏ đá Zircon trữ lượng lớn và chất lượng tốt như: Cộng hòa Nam Phi, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Ý, Na Uy, Sri Lanka, Indonesia, Canada, Úc, Nga,… Trong đó mỏ đá Zircon ở Úc dẫn đầu thế giới về khai thác và sản xuất đá Zircon, chiếm 37% tổng lượng sản xuất của toàn thế giới.
Ở Việt Nam, đá Zircon được tìm thấy và khai thác tại các khu vực như Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai.
Tính chất đặc biệt của đá Zircon
Đá Zircon có tính chất hóa học và tính chất vật lý như sau:
Tính chất hóa học
- Công thức hóa học: ZrSiO4.
- Thành phần chính: Silicat, đôi khi có Fe trong tạp chất, có phóng xạ Thorium và Uranium.
- Độ cứng: 7-7.5
- Tỷ trọng: Với loại cao là 4.67-4.70, loại thấp là 4.0 (3.95-4.1)
- Biến đổi trong khoảng 1450 độ C.
Tính chất vật lý
- Tính phát quang: Đá zircon có thể phát quang dưới đèn cực tím và cho ra nhiều các màu sắc khác nhau dưới cả sóng dài và sóng ngắn.
- Tính đa sắc và độ tán sắc: Vẫn chưa có phát hiện nào chứng tỏ đá Zircon lưỡng sắc dù nó có khúc xạ kép, trừ những viên đá xanh lam đã được xử lý nhiệt.
- Đá Zircon có chứa lượng phóng xạ Uranium và Thorium nên các ô mạng sẽ bị phá vỡ khi bị thay đổi bởi phóng xạ. Từ đó, tỷ trọng bị giảm, cấu trúc tinh thể bị biến dạng và màu sắc thay đổi.
- Màu sắc của đá Zircon chịu sự tác động của nhiệt độ. Vì thế, tùy vào lượng nhiệt mà đá có thể biến đổi màu sắc để tạo ra các màu như không màu, xanh hoặc vàng kim. Còn dải màu từ đỏ đến hồng được tôi luyện ở nhiệt độ trên 350 độ C. Trong điều kiện địa chất tự nhiên, phải mất đến hàng trăm triệu năm, đá Zircon mới có màu hồng, màu đỏ và màu tía.
Cách nhận biết đá Zircon thật – giả
Đối với đá Zircon, việc xác định thật giả cũng tương đối dễ dàng, có hai cách để phân biệt đâu là viên đá thật, đâu là viên đá Zircon giả:
- Cách 1: Sử dụng kính lúp để quan sát, nếu thấy những vết vỡ vụn li ti ở cạnh faxet hay khúc xạ kép thì đây có thể là viên Zircon thật.
- Cách 2: Sử dụng một ít dung dịch axeton thấm vào vải mềm và lau nhẹ lên viên đá Zircon, nếu thấy có màu dính vào miếng vải thì nó chính là đá nhân tạo mà không phải là đá Zircon thật được hình thành trong tự nhiên.
Tiêu chuẩn 4C đánh giá chất lượng đá Zircon
Cũng giống như kim cương, để đánh giá chất lượng của một viên đá Zircon, các chuyên gia cũng dựa vào tiêu chuẩn 4C của GIA bao gồm: Màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng carat.
Tiêu chuẩn về màu sắc
Zircon rất đa dạng về màu sắc và màu xanh lam là màu được nhiều người say mê nhất, vì thế nó thường có giá cao hơn các loại màu khác.
Bên cạnh đó, Zircon còn là một trong những loại đá quý giống với kim cương nên những viên Zircon không màu đã được sử dụng rộng rãi thay thế cho kim cương với mức chi phí thấp hơn nhiều.
Những vết tạp chất có trong đá sẽ phân Zircon thành những loại màu có tên gọi thay thế như sau:
- Canary Zircon: Là loại đá quý có màu vàng óng ánh.
- Chocola Zircon: Là loại đá quý màu nâu giống với màu nâu của Chocolate
- Ratanakari Zircon: Là một loại đá màu xanh được đặt theo tên của mỏ đá ở Campuchia, nơi chúng được khai quật
- Mashewa Zircon: Là những viên đá Zircon có màu cam, được khai thác từ mỏ Mashewa ở Tanzania.
- Hyacinth Zircon (Dạ lan hương): Loại đá này là sự kết hợp giữa màu vàng và ngọc hồng lựu.
- Jargoon Zircon: Đá có màu vàng nhạt gần như không màu.
Tiêu chuẩn về độ tinh khiết
Đá Zircon là loại đá có độ tinh khiết cao, nhưng vì đây là một loại đá quý tự nhiên nên những tạp chất vẫn còn tại tại bên trong viên đá. Hầu hết các viên đá Zircon được sử dụng trong các món trang sức đều không có tạp chất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn thấy dưới các loại kính có độ phóng đại lớn.
Đa số các viên đá Zircon có giá trị đều trong suốt hoặc hơi mờ, có độ lấp lánh đặc trưng. Độ lấp lánh này chính là khả năng phân tán và phản chiếu ánh sáng cũng như màu sắc của đá.
Tiêu chuẩn về giác cắt
Vì đá Zircon khá giòn nên loại đá này thường được chế tác theo kiểu cắt tròn (brilliant round cut) để có thể tận dụng tối đa độ bóng và độ lấp lánh rực lửa của chúng. Ngoài ra, một phiên bản khác được gọi là “giác cắt Zircon”, khi sử dụng tám cạnh phụ xung quanh nửa phần dưới của viên đá. Tuy nhiên, hiện nay kiểu cắt này không phổ biến vì chi phí khá tốn kém. Ngoài ra, loại đá này cũng có thể được chế tác theo các giác cắt có cấu trúc xếp tầng (step-cut) hoặc có thể kết hợp giữa hai phương pháp cắt trên.
Tiêu chuẩn về trọng lượng
Đối với hầu hết các loại đá quý, trọng lượng của một viên đá cũng là một trong 4 tiêu chí để xác định giá trị của viên đá đó, và đá Zircon cũng vậy. Đá xanh lam hoặc xanh lục thường thường có khối lượng từ 1 carat đến 10 carat, màu vàng và cam có thể lên đến khoảng 5 carat, màu đỏ và tím thường có trọng lượng nhỏ hơn.
Một số công dụng đá Zircon
Đá Zircon được cho là loại đá có sự bền bỉ và kiên cường khi tồn tại trong đất, đá và trầm tích đến hàng tỷ năm, thậm chí bằng cả tuổi thọ của Trái Đất. Chính vì thế, đá Zircon được những người yêu thích đá quý ưa chuộng bởi nó có nhiều công dụng trong cuộc sống.
Công dụng đối với sức khoẻ con người
Đá Zircon có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Cụ thể là:
- Nhờ nguồn năng lượng tích cực mà viên đá này hấp thụ được từ đất trời mà chủ nhân sở hữu đá Zircon giúp điều hòa cảm xúc, giữ được bình tĩnh, con người sẽ luôn cảm thấy tinh thần thoải mái, giảm thiểu được những căng thẳng, stress và áp lực.
- Ngoài ra, nó còn giúp lưu thông máu tốt, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.
- Với những người bị mất ngủ kinh niên, khó ngủ, đá Zircon để dưới gối sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Đá Zircon khi thường xuyên được mang theo sẽ giúp chủ nhân giảm được các chứng bệnh liên quan tới hệ thần kinh, đem lại sự tỉnh táo và tập trung tốt hơn.
- Đặc biệt, đá Zircon còn có khả năng làm giảm bức xạ máy tính, giúp bảo vệ an toàn cho chủ nhân khi thường xuyên làm việc với các thiết bị điện tử công nghệ.
Công dụng trong ngành trang sức
Zircon là loại đá có nhiều màu sắc và mức giá khá dễ chịu nên chúng được sử dụng phổ biến trong ngành trang sức. Từ Zircon, thợ chế tác có thể mang đến nhiều sản phẩm đặc sắc như nhẫn cưới, nhẫn đính hôn, mặt dây chuyền, lắc tay, lắc chân, khuyên tai… hay một số phụ kiện cài áo,…
Ý nghĩa đá Zircon theo phong thuỷ
Đá Zircon còn có nhiều ý nghĩa trong phong thủy và được nhiều người lựa chọn làm vật phẩm mang lại những điều tốt đẹp:
- Nhờ có sự tác động tích cực của nguồn năng lượng từ đá Zircon mà viên đá này giống như một tấm bùa may mắn giúp chủ nhân thu hút được nhiều thành tựu trong cuộc sống, cả về công danh và sự nghiệp.
- Vì đá Zircon có công dụng giúp điều hòa cảm xúc nên người sở hữu nó sẽ luôn có một tâm tính cởi mở, hòa đồng. Từ đó họ sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp trong tình yêu, với bạn bè, đồng nghiệp.
- Có tác dụng trong việc hấp thụ những nguồn năng lượng tích cực và xua tan được những nguồn năng lượng xấu. Nhờ đó mà chủ nhân sẽ luôn cảm thấy tỉnh táo, vững vàng, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách phía trước.
- Đối với những người làm kinh doanh, việc sở hữu một viên đá Zircon cũng sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn trong buôn bán.
Đá Zircon hợp mệnh nào?
Vậy đá Zircon phù hợp với những người mệnh nào? Bởi loại đá này có nhiều màu sắc nên nó phù hợp với hầu hết các mệnh trong ngũ hành. Dưới đây là một số màu đá và mệnh hợp để bạn có thể tham khảo:
- Mệnh Kim: Hợp với đá Zircon không màu, vàng, nâu nhạt, vàng kim.
- Mệnh Mộc: Hợp với đá Zircon có màu xanh, màu đen.
- Mệnh Thủy: Phù hợp với đá Zircon màu đen, không màu.
- Mệnh Hỏa: Hợp với đá Zircon màu đỏ, hồng, xanh.
- Mệnh Thổ: Hợp với đá Zircon có màu nâu, nâu nhạt, vàng, đỏ, hồng.
Có thể nói, đá Zircon là loại đá này trải qua hàng triệu năm hình thành dưới lòng đất, hấp thụ sự thay đổi mạnh mẽ của quá trình địa chất nên nó mang trong mình những nguồn năng lượng tuyệt vời. Bởi vậy mà Zircon có nhiều công dụng không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn có ý nghĩa về mặt phong thủy sâu sắc. Vì thế mà nhiều người lựa chọn loại đá này với mong muốn đem lại cho mình một sức khỏe tốt, thu hút may mắn, tài lộc và sự bình an trong cuộc sống.