Lại quả lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng trong đám hỏi truyền thống. Có những gia đình lại quả heo quay, có những gia đình lại quả trầu cau, bánh cốm…
Chắc hẳn, trước khi tổ chức đám hỏi các bậc phụ huynh trong gia đình thường hay băn khoăn về chuyện lại quả lễ ăn hỏi như thế nào cho đúng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế có không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ về nghi thức này.
Lại quả lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi tại Việt Nam có ý nghĩa tương tự như lễ đính hôn ở nhiều nước. Sau lễ ăn hỏi, 2 gia đình đã trở thành thông gia của nhau và cùng nhau bàn bạc chuyện hôn sự chính thức của các con.

Lại quả lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức nhỏ được thực hiện ở cuối buổi lễ hỏi. Lại quả được thể hiện bằng việc nhà gái sẽ chia đồ lại quả, những đồ lễ mà nhà trai đem đến và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Tùy theo phong tục từng gia đình, địa phương mà lễ lại quả của mỗi gia đình có thể khác biệt.
Quy trình lại quả lễ ăn hỏi như thế nào?
Như đã khẳng định ở trên, lại quả lễ ăn hỏi là nghi thức thực hiện ở cuối đám hỏi. Sau khi hoàn tất các thủ tục đám hỏi như rước đón tráp, chào hỏi, trao lễ vật, cô dâu ra mắt gia đình hai bên, bàn bạc lễ cưới chính thức. Chưa kể trước đó, hai gia đình đã phải bàn bạc và thống nhất với nhau về lượng tráp mang đến.

Thông thường, theo phục tục đám hỏi ở miền Bắc, nhà trai thường đem số tráp lẻ, ít nhất là 3 tráp, nhiều nhất khoảng 15 tráp. Theo phong tục đám hỏi miền Nam, số tráp đem đến nhà cô dâu lại là số tráp chẵn.
Cụ thể quy trình lại quả trong đám hỏi:
- Rước lễ vật: sau khi chuẩn bị mâm tráp, lễ vật nhà trai sẽ đến nhà gái để hỏi dâu.
- Chào hỏi và trao lễ vật: khi đến nhà gái vào giờ lành, trưởng đoàn nhà trai sẽ chào hỏi nhà gái. Đoàn bê tráp nam sẽ trao tráp cho đoàn bê tráp nữ và hai bên trao phong bao lì xì trả duyên. Đây là phong bao nhà trai và nhà gái đã chuẩn bị. Lúc này, đại diện bên phía nhà trai sẽ có lời phát biểu về những lễ vật mang đến. Người mở tráp là mẹ chú rể và mẹ cô dâu.
- Ra mắt cô dâu: lúc này cô dâu mới được xuất hiện, chào hỏi gia đình 2 bên. Một số vật phẩm trong lễ tráp sẽ được mẹ cô dâu lấy để lên bàn thờ thắp hương. Bố mẹ cô dâu và chú rể sẽ hướng dẫn cô dâu và chú rể thắp hương ông bà tổ tiên.
- Bàn bạc lễ cưới: gia đình hai bên thống nhất ngày giờ đón dâu. Sau khi cùng gia đình bàn bạc, cô dâu và chú rể có thể chụp ảnh lưu niệm cùng bạn bè, người thân
- Lại quả lễ hỏi cho nhà trai: tuy là một nghi thức nhỏ ở cuối nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt. Lại quả thể hiện sự tôn trọng của nhà gái với nhà trai, chia đều hạnh phúc hai bên… Tùy theo lễ vật nhà trai đem đến, nhà gái sẽ lựa để lại quả cho phù hợp.
- Biếu trầu (quà): lễ vật nhà trai gửi đến được chia nhỏ để biếu họ hàng, bạn bè, láng giềng… như một hình thức báo cưới trước.
Lại quả lễ ăn hỏi phải chú ý điều gì?
- Khi lại quả lễ ăn hỏi, tùy thuộc vào lễ vậy nhà trai gửi đến mà gia đình nhà gái sẽ có hình thức lại quả cho phù hợp. Nhà gái cũng không cần quá cầu kì về nghi thức lại quả bởi để “dễ xử” thì chỉ cần chia đôi lễ hỏi nhà trai đem đến.

- Trầu cau, bánh kẹo… không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay bởi việc dùng kéo theo quan niệm người xưa là sự chia cắt, không hạnh phúc
- Lại quả theo số chẵn
- Khi trả lại tráp, nhà gái nên lưu ý để ngửa mâm tráp lên
Không lại quả lễ ăn hỏi có được không?
Vì là một nghi thức trong đám hỏi truyền thống nên lại quả cũng có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu. Thực tế, đã có không ít gia đình các thủ tục đón, trao tráp, nhận tráp và bàn chuyện đều suôn sẻ nhưng đến khi lại quả lại “có vấn đề”. Nguyên nhân cũng chỉ bởi việc lại quả không đủ (nhà gái lại quả quá ít so với lễ vật nhà trai mang đến).

Vì vậy, để mọi chuyện vừa đầu xuôi vừa đuôi lọt, nhà gái cần đặc biệt coi trọng nghi thức này.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên của CELEB Wedding bạn đã có cái nhìn toàn diện về nghi thức lại quả lễ ăn hỏi. Hãy cùng đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức đám cưới cho mình nhé.