Lễ chạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên quan trọng của gia đình cô dâu, chú rể. Để có được bài phát biểu lễ chạm ngõ chỉn chu nhất, đại diện của 2 bên gia đình nên chủ động chuẩn bị trước bài phát biểu, đảm bảo không bị vấp khi nói.
Làm sao để có được bài phát biểu lễ chạm ngõ chu toàn nhất là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh, đại diện của 2 bên gia đình cô dâu và chú rể trước buổi gặp mặt chính thức đầu tiên. Thông tin bài viết dưới đây của CELEB Wedding sẽ giúp bạn giải quyết những lo lắng trên.
Chuẩn bị trước bài phát biểu lễ chạm ngõ
Nên chuẩn bị bài phát biểu lễ chạm ngõ như thế nào cho hợp lý? Để có thời gian chuẩn bị, tốt nhất gia đình nên chuẩn bị bài phát biểu trước khoảng 1 tuần lễ dạm hỏi. Bài phát biểu được ghi ra giấy hay đánh máy rồi in ra cẩn thận. Điều này giúp người phát biểu có cơ hội được tập duyệt trước.

Trong thời gian tập luyện, nếu thấy chỗ nào chưa ổn, bạn có thể chỉnh lại thuận theo văn phong nói. Chúng ta nên nhớ rằng lời phát biểu buổi lễ dạm ngõ không phải là bản sao 100% từng câu từng chữ như lời chuẩn bị. Tuy nhiên, việc viết và tập trước giúp người phát biểu tự tin hơn, nhất là với những người không quen phát biểu trước đám đông.
Gia đình cùng đọc và thống nhất nội dung trong bài phát biểu lễ chạm ngõ
Nếu bài phát biểu do chính người đại diện gia đình phát biểu viết thì họ sẽ thuộc và nhớ rất nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung chu toàn và không có những lỗi sai gì thì người chuẩn bị bài viết nên đọc thử cho gia đình – đoàn đi dạm ngõ nghe trước để xem họ có những góp ý, chỉnh sửa gì không.

Việc góp ý và chỉnh sửa của các thành viên là yếu tố đảm bảo sự đồng thuận, giúp bài phát biểu sâu sắc, đúng trọng tâm và thể hiện được mong muốn, nguyện vọng đúng đắn nhất.
Giao cho người có khả năng nói tốt
Vì “Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” nên buổi gặp mặt đầu tiên chính thức chào hỏi nhau của 2 bên gia đình nhà trai, nhà gái rất quan trọng. Thay cho lời chào hỏi của gia đình nhà trai chính là bài phát biểu lễ dạm hỏi của gia đình. Người thực hiện lễ chào hỏi chính là trưởng đoàn của gia đình hai bên.
Theo phong tục đám cưới miền Bắc, trưởng đoàn chính là trưởng họ của gia đình, bác ruột hay bác họ của cô dâu, chú rể… Có những gia đình phát biểu phải giao đích danh cho người đúng đầu họ. Tuy nhiên, có những gia đình xuề xòa hơn có thể giao bài phát biểu cho người nói năng rõ ràng, không quan trọng lắm về thứ bậc gia đình.

Chưa kể đến bài phát biểu lễ chạm ngõ có hay hay không nhưng việc đại diện 2 gia đình phát biểu rành mạch, không vấp, thể hiện rõ sự tôn trọng về tầm quan trọng của cuộc gặp. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn là gia đình nhà gái nghe một lời phát biểu bị vấp liên tục, bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu và nghĩ gia đình bên đối diện không xem trọng cuộc gặp…
Bài phát biểu ngắn gọn, súc tích, đầy đủ ý nghĩa
Vì thời gian hạn hẹp nên bài phát biểu lễ dạm hỏi cũng phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ ý. Để đảm bảo điều này thì khâu chuẩn bị phía trên phải thật tốt.

Nội dung của bài phát biểu lễ chạm ngõ gia đình nhà trai thường có một số nội dung chính sau:
- Lời chào của người phát biểu đến gia đình hai họ
- Giới thiệu bản thân, có thể là chú, bác, trưởng họ… của đại diện gia đình đang phát biểu
- Giới thiệu thành phần gia đình nhà trai
- Lời dẫn nhập
- Trình bày mục đích đến nhà gái của phía nhà trai hôm nay: ra mắt nhà gái và xin phép gia đình tác thành chuyện hôn sự của đôi bạn trẻ
- Giới thiệu những lễ vật nhà trai chuẩn bị
- Cảm ơn, chúc sức khỏe mọi người
Đáp lại bài phát biểu lễ chạm ngõ gia đình nhà trai, nhà gái cũng có người đại diện phát biểu lại. Lời phát biểu nhà gái chỉ cần thể hiện sự trân trọng, chấp thuận chuyện tìm hiểu của 2 bạn trẻ cũng như cảm ơn gia đình nhà trai đã chuẩn bị chu đáo.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về những khâu chuẩn bị để có được một bài phát biểu lễ chạm ngõ chu toàn. Hãy tìm đọc các bài viết tiếp theo của CELEB Wedding để có thêm nhiều hiểu biết về khâu tổ chức cưới hỏi cho mình nhé!