Tiền sản giật đã để lại hậu quả nặng nề cho rất nhiều phụ nữ đang mang thai. Vậy tiền sản giật ở bà bầu là gì, cách xử trí như thế nào?
Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Các nghiên cứu đã cho thấy, tần suất gặp về hội chứng tiền sản giật lên đến 10% ở phụ nữ mang thai, nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì đây cũng là vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai nên đi khám định kì để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật ở bà bầu sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể mẹ và thai nhi.
Hội chứng tiền sản giật ở bà bầu
Tiền sản giật (hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20. Tình trạng này có thể phát hiện sớm hơn ở trường hợp nặng hoặc có thể là vấn đề nhỏ trong thai kì, thậm chí chỉ xuất hiện sau khi sinh.
Triệu chứng tiền sản giật khi mang thai là gì?
Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng tiền sản giật như: chân phù, cao huyết áp, mức protein trong nước tiểu cao…
Chân sưng phù
Khi mang thai, quá trình tuần hoàn máu diễn ra không ổn định, thường bị tắc nghẽn mạch máu ở các chi dẫn tới tình trạng phù nề mặt, chân, tay. Đây là triệu chứng hết sức bình thường, tuy nhiên nếu phù nề ở các chi kèm biểu hiện bất thường như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để thực hiện những phương pháp theo dõi cần thiết.
Đau đầu
Biểu hiện của tiền sản giật ở bà bầu là hiện tượng đau đầu dai dẳng, nhiều thai phụ không chịu nổi cơn đau kéo dài không dứt này.
Ngay cả việc sử dụng thuốc giảm đau nhưng cũng không tiêu giảm, bên cạnh đó thị lực giảm sút.
Tăng cân mất kiểm soát
Khi mang thai, các mẹ luôn được quan tâm một cách đặc biệt, vì vậy, đa số các mẹ trong quá trình mang thai đều tăng cân. Đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, dấu hiệu của tiền sản giật xảy ra khi bạn tăng cân mất kiểm soát, từ 1-2kg tuần. Lúc này, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý của mình, đồng thời gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Buồn nôn, ói
Đây là triệu chứng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không ít người nhầm tưởng dấu hiệu này do ốm nghén thai kỳ. Nhưng thực chất đây là một trong những dấu hiệu nhận biết tiền sản giật ở bà bầu.
Đau lưng, đau vai
Trong thời gian mang thai, việc đi lại của bà bầu thường gây cảm giác đau lưng, đau vai. Hiện tượng này có thể xảy ra do tuần hoàn máu ở thai phụ diễn ra không tốt, nguyên nhân là do tiền sản giật. Các mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý.
Đau bụng
Tình trạng ợ nóng, ăn không tiêu là triệu chứng rất thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý, nếu tình trạng ợ nóng, đầy bụng, ăn không tiêu cùng với triệu chứng đau lưng, đau vai thì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
Mắt mờ, nổi đom đóm
Nổi đom đóm, nhìn kém, hoa mắt có thể là triệu chứng tuần hoàn máu kém khi mang thai. Và tiền sản giật cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Cách xử lý tiền sản giật ở bà bầu như thế nào?
Tiền sản giật sẽ khỏi ngay sau khi em bé chào đời. Nếu huyết áp bà bầu quá cao có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, sinh mổ là giải pháp chọn số 1 dành cho bà bầu.
Nếu thai chưa đủ trưởng thành, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm steroid để thúc đẩy thai nhi phát triển hơn. Có trường hợp sử dụng thêm thuốc điều trị tăng huyết áp giúp kéo dài thời gian bé ở trong bụng mẹ càng lâu càng tốt.
Nếu huyết áp của mẹ ở mức trung bình hoặc nhẹ, bà bầu sẽ được kê toa thuốc hạ áp hoặc đo huyết áp mỗi ngày. Các bà bầu có thể tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát tình trạng tiền sản giật của mình. Nghỉ ngơi trên giường, giảm hoạt động thể chất cũng là cách giảm huyết áp hiệu quả.
Nếu tiếp tục theo dõi huyết áp sau sinh, nếu huyết áp vẫn cao, bạn sẽ được kê toa sử dụng huyết áp hằng ngày đến khi huyết áp trở về mức bình thường. Việc theo dõi thường xuyên rất quan trọng, đa số sản phụ đều trở về huyết áp bình thường sau khi sinh bé.
Tiền sản giật ở bà bầu là vấn đề rất nghiêm trọng, do đó trong thời gian mang thai, các thai phụ phải hết sức lưu ý. Việc giữ cân nặng vừa phải, có lối sống tích cực không những bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi mà còn là phương pháp phòng chống tiền sản giật bà bầu hiệu quả. Chúc các mẹ và thai nhi khỏe mạnh, an toàn.