Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu? Ăn gì tốt cho thai nhi? Những câu hỏi được mẹ bầu tìm hiểu trong quá trình mang thai 3 tháng đầu.
3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ có những thay đổi đặc biệt để thích nghi với sự có mặt của thai nhi. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan thai nhi, đặc biệt là não bộ. Lúc này nhiều mẹ bầu phải trải qua những triệu chứng ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này là rất cần thiết. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của thai nhi. Một số thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai tháng đầu dưới đây là gợi ý tốt:
Trứng
Trứng gà chứa thành phần protein, vitamin D cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài trứng gà, nhiều mẹ bầu thường chia sẻ bí quyết ăn trứng ngỗng cho con thông minh. Thực chất chưa có nghiên cứu nào chỉ ra quan điểm này là đúng.
Trứng ngỗng có chứa chất béo nhưng lại ít protein hơn trứng gà, mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng tăng cân béo phì.
Tuy nhiên, mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn 3-4 quả trứng gà, không nên ăn quá nhiều vì thừa chất có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Cá
Cá có hàm lượng dinh dưỡng lớn như cá cơm, cá tuyết,… có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu thường xuyên bổ sung các món ăn từ cá vừa thay đổi thực đơn món ăn vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng chú ý, không nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá mập…
Thịt
Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp sắt dồi dào nhất, thịt bò và thịt gà cũng là hiện diện của thực đơn nhiều sắt, rất tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu.
Nên ăn gì khi mang thai? Các mẹ có thể bổ sung những món ăn từ thịt trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Các loại hạt
Phụ nữ mang thai nên ăn gì? Hạt chính là thực phẩm tốt cho mẹ bầu, có thể kể đến như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng,… Đây chính là những loại hạt mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu.
Các loại hạt có nhiều khoáng chất và chất béo bão hòa có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Đậu đen, măng tây, trái cây
Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhất định phải bổ sung những thực phẩm có hàm lượng folate có trong đậu đen, rau bina, nước trái cây, đậu lăng, bột mì…. Thành phần folate có tác dụng phòng tránh dị tật thai nhi.
Rau xanh
Mẹ bầu thường mắc bệnh tiêu hóa khi mang thai, đặc biệt là bệnh táo bón. Do đó, sự xuất hiện của những đĩa rau trong bữa ăn sẽ cải thiện được tình trạng táo bón đáng kể.
Hàm lượng chất xơ trong rau xanh là cách cải thiện hệ tiêu hóa cho cả mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn gì? Dinh dưỡng 3 tháng đầu rất quan trọng
3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu lưu ý mỗi ngày phải cung cấp đủ 200-300 calo mỗi ngày. Lúc này thai nhi khá nhỏ, mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân, mẹ bầu cũng chỉ nên tăng từ 1-2,5kg. Các mẹ bầu thường băn khoăn không biết phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết:
Axit folic
Dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và cột sống của em bé. Bạn nên bổ sung 400mg axit folic trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Để đảm bảo, mẹ bầu nên bổ sung axit folic ngay từ khi dự định mang thai.
Canxi
Caxi là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển hệ xương của mẹ bầu khi mang thai. Lượng caxi cung cấp cho cơ thể mẹ cũng giúp sản phụ tránh được tình trạng loãng xương sau sinh.
Chất sắt
Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng sắt nhiều là cách tốt nhất giúp mẹ bầu không bị thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, chất sắt cũng có tác dụng giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt trong thời kỳ mang thai.
Vitamin D
Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Chắc chắn mẹ bầu sẽ không thể không ăn những thực phẩm có hàm lượng vitamin D, bởi lẽ từ khi còn là phôi thai bé đã phát triển hệ xơng, trong khi đó vitamin D chính là dinh dưỡng cho trẻ phát triển xương.
Ngoài vitamin D, mẹ bầu có thể tận dụng ánh nắng mặt trời để phát triển xương cho bé. Tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Tuy nhiên nên chọn thời điểm sáng sớm, tránh ánh nắng khi nhiệt độ cao.

Chất đạm
Cung cấp 20g protein mỗi ngày giúp bé yêu phát triển và hoàn thiện trí não, đồng thời giúp mẹ bầu phát triển tuyến vú và mô tử cung tốt hơn.
Vitamin C
Là chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ sự phát triển các cơ và mạch máu của thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên kiêng những gì?
Ngoài vấn đề phụ nữ mang thai ăn gì tốt thì bà bầu cũng phải chú ý tránh ăn gì khi mang thai.
Không nên ăn quá mặn
Nhiều người thường có thói quen ăn mặn nhưng khi mang thai thì nên thay đổi, việc ăn mặn có thể gây huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi sau này.
Không ăn cá có thủy ngân cao
Thủy ngân có nhiều trong cá thu, cá mập, cá kiếm… nếu lượng thủy ngân quá lớn tích trữ đến não gây tổn thương não của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ nên chú ý khi ăn những loại cá này.
Không nên ăn thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc sữa chưa tiệt trùng
Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc củ quả lên mần như khoai tây, vì chứa nhiều chất độc.
Bên cạnh đó, những thực phẩm lấy từ chế phẩm sữa, bỏ, phomat chưa được tiệt trùng cũng có chứa hàm lượng vi khuẩn lớn gây bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai tránh ăn thực phẩm gây động thai nhi đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, ớt, rau xam…

Không sử dụng rượu bia
Khi uống rượu bia, cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập trực tiếp tới bào thai và gây hại cho thai nhi, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, có thể gây dị dạng.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên sử dụng nhiều đồ uống có ga, đồ uống chứa cafein.
Tóm lại, để giải đáp thắc mắc bà bầu nên ăn gì thì câu trả lời là chị em nên bổ sung sắt, vitamin D,C canxi, axit folic, … tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và thai nhi nên có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.