Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì phù hợp là câu hỏi của nhiều phụ nữ khi chuẩn bị mang thai. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Tiêm ở đâu? Giá bao nhiêu? Hàng chục câu hỏi xoay quanh về vấn đề tiêm chủng cho phụ nữ khi lên kế hoạch mang thai. Để rõ hơn về vấn đề này, chị em hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mang thai và tiêm phòng trước khi mang thai
Mang thai là thời gian kỳ diệu nhưng đầy vất vả của chị em phụ nữ. Hầu hết mẹ bầu mang thai đều cảm thấy mệt mỏi, nặng nề bởi không chỉ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể mà còn mang thêm một cơ thể trong mình.
Tuy nhiên, có thể nói đây là thời gian hạnh phúc và khó quên của người mẹ khi cảm nhận một thiên thần nhỏ bé đang hình thành trong cơ thể mình.
Chính vì vậy, chăm sóc tốt cho mẹ bầu trước khi mang thai là việc làm hết sức quan trọng. Do đó, việc tiêm phòng trước khi mang thai cần thiết giúp bảo vệ an toàn cho cả mẹ bầu, thai nhi và em bé sau sinh. Nhưng tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Vì sao phải tiêm phòng trước khi mang thai?
Có thể ví von việc tiêm phòng trước khi mang thai như là đóng một “cái nôi: vững chắc để khi bé chào đời có thể đảm bảo an toàn nằm trong đó vậy.
Trước khi lên kế hoạch đón nhận sự xuất hiện của thiên thần nhỏ, mẹ nên chuẩn bị tổ cho bé. Tiêm phòng trước khi mang thai không những bảo vệ mẹ và bé khỏi tác động bên ngoài ảnh hưởng trong quá trình thụ thai mà còn giúp quá trình thụ thai được an toàn hơn.
Những mũi tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp mẹ và bé tránh được những căn bệnh nguy hiểm cũng như dị tật bẩm sinh thai nhi. Đồng thời, tiêm phòng đầy đủ giúp bé tăng cường sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ.
Những loại vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Chắc chắn nhiều chị em vẫn chưa nắm được trước khi mang thai nên tiêm loại vắc xin nào. Vậy thì hãy đọc ngay:
Tiêm phòng quay bị
Virus quay bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng đồng thời phá hủy tế bào tứng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Ngoài ra, quay bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non nếu mẹ bầu bị nhiễm quay bị trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Tiêm vắc xin viêm gan B
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm.
Xét nghiệm huyết thanh học nhằm đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HbsAg và Anti-HBs.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để nắm bắt tình trạng viêm gan B cho chồng.
Tiêm phòng sở
Nếu mắc bệnh sở khi mang thai, khả năng dị dạng thai nhi là rất cao. Ngoài ra, khi mắc bệnh sởi trong thời gian mang thai có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Vì vậy, tiêm phòng sởi khi mang thai là vô cùng quan trọng.
Tiêm phòng Rubella
Theo thống kê, 90% trường hợp nhiễm rubella mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng dị tật nhi cao.
Ngoài ra, những người mắc rubella trong thời gian mang thai còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí não, tim, mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng nghiêm trọng sau này.
Vậy tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Theo các chuyên sản phụ, phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai chừng 3-6 tháng. Nên tìm hiểu và theo dõi lịch tiêm phòng đầy đủ để hạn chế tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới thai nhi.
Để tiêm phòng trước khi mang thai, bạn nên thực hiện các xét nghiệm máu để có thể đánh giá hàm lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của cơ thể đối với từng loại bệnh.
Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để tư vấn cho bạn liều lượng vắc xin và thời gian nên tiêm phòng trước là bao lâu.
Tùy vào từng loại vắc xin, có loại vắc xin nên tiêm phòng trước tháng nhưng cũng có loại vắc xin nên tiêm phòng trước 3 tháng. Đặc biệt là những vắc xin phòng bệnh có thể tiêm ngay mà không ảnh hưởng gì tới mẹ cũng như thai nhi sau này.
Với mũi tiêm phòng viêm gan B, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng trước 7 tháng.
Với mũi tiêm phòng cảm cúm, thời điểm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11, giai đoạn bệnh cảm cúm bùng phát. Chị em nên tiêm phòng trước 3 tháng để không ảnh hưởng tới thai nhi. Với những trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm nên đi khám sức khỏe ngay để có cách khắc phục.
Khi thực hiện tiêm vắc xin các bạn nên tuân thủ những chỉ định tiêm vắc xin, việc tiêm vắc xin sẽ khiến bản thân bạn vị nhiễm virus, nếu mang thai trong thời điểm này thì vẫn còn tồn tại sẽ khiến thai nhi gặp nguy hiểm. Tốt nhất các mẹ nên tiến hành sàng lọc trước khi sinh để tránh những dị tật thai nhi.
Như vậy, tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là vấn đề hết sức quan trọng, các chị em khi có kế hoạch mang thai cần phải tìm hiểu kĩ. Celeb Wedding chúc các mẹ tương lai có một thai kỳ khỏe mạnh.