Cách xưng hô sau đám hỏi như thế nào cho hợp lý? chính là thắc mắc của nhiều cặp đôi, đặc biệt là cô dâu vì có tâm lý sợ rằng cách xưng hô của mình không đúng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Bài viết dưới đây Celeb sẽ giúp các cặp đôi giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể và rõ nét hơn.
Ý nghĩa của việc thay đổi cách xưng hô sau đám hỏi
Sau đám hỏi, việc thay đổi cách xưng hô có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó được xem giống như việc bạn bước qua ranh giới hiện tại và tiến đến một quan hệ mới. Cụ thể, đó là mối quan hệ giữa nàng dâu và gia đình chồng, giữa con rể với gia đình vợ.
Nhiều người cho rằng, cách xưng hô sau đám hỏi không thực sự quan trọng bởi lúc này cô dâu và chú rể chưa thực sự gắn kết với nhau bằng một đám cưới chính thức, vì vậy không cần quá đề cao về vấn đề xưng hô. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ khá lạc hậu và có phần sai lầm, bởi vì sau khi thực hiện đám hỏi thì cô dâu và chú rể cũng đã được chính thức xem là vợ chồng.
Việc thay đổi cách xưng hô sau đám hỏi còn thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa hai bên gia đình. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết, gắn bó sâu sắc hơn về mặt tình cảm giữa cô dâu với gia đình chồng và chú rể với gia đình vợ. Đây cũng chính là nền tảng cho cuộc sống hòa thuận và êm ấm về sau của hai vợ chồng và gia đình hai bên thông gia.
>>> Xem thêm: Thời điểm dạm ngõ khi nào là thích hợp? Thủ tục cho lễ dạm ngõ
Cách xưng hô sau đám hỏi hợp lý nhất
Để có cách xưng hô sau đám hỏi sao cho hợp lý nhất thì điều này tùy thuộc vào lối sống cũng như suy nghĩ của từng người. Có nhiều cô dâu sẽ thấy việc xưng hô với bố mẹ chồng là bố mẹ rất hợp lý và phù hợp thì có thể xưng hô như vậy và chú rể cũng vậy. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cô dâu và chú rể còn khá ngần ngại trong việc xưng hô một cách thân mật như là bố mẹ hay vợ chồng thì cũng có thể gọi xưng hô đơn thuần như trước khi tiến hành đám hỏi. Điều này cũng quá khắt khe và khi nào mà các cặp đôi cảm thấy có thể xưng hô một cách thân mật thì nên xưng hô, để tránh sự gượng gạo.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là các cặp đôi nên xưng hô với hai bên gia đình một cách thân mật hơn, nên xưng con và gọi là bố mẹ và gọi với nhau là vợ chồng. Điều này sẽ tạo nên sự gắn bó thân thiết hơn về mặt tình cảm của các cặp đôi và hai bên gia đình.
>>> Xem thêm: Dạm ngõ cần những ai? Các thủ tục chuẩn bị cho buổi dạm ngõ thành công
Những điều cần chú ý về cách xưng hô sau đám hỏi
Để tránh sự rạn nứt tình cảm cũng như có những ý kiến, đánh giá không hay từ hai bên gia đình thì các cặp đôi nên chú ý một số điểm sau trong quá trình ứng xử, xưng hô sau đám hỏi như sau:
– Nếu không thể xưng hô một cách thân mật nhất thì nên dùng những cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với gia đình cũng như họ hàng của hai bên.
Điều này sẽ giúp bạn có được những ấn tượng tốt đẹp nhất, cũng như tạo được thiện cảm của bạn đối với người nhà của chồng/vợ.
– Đối với việc xưng hô thân mật thì cũng cần chú ý đến sự lịch sự, tôn trọng
người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Tránh sự xưng hô thân mật nhưng lại quá
suồng sã như vậy bạn sẽ khiến cho người khác đánh giá là hơi vô duyên và thiếu
tôn trọng người khác.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2018
– Trong mối quan hệ của vợ chồng, thì các cặp đôi nên có cách xưng hô hòa nhã,
lịch sự khi ở trước mặt bố mẹ hai bên hoặc họ hàng hai bên. Tránh xưng hô với
những từ ngữ quá thân mật, quá tình cảm dành cho nhau mà các cặp đôi thường
vẫn hay sử dụng. Cách xưng hô này tốt nhất chỉ nên dành cho nhau ở những
không gian riêng tư. Điều này sẽ thể hiện sự lịch sự trong không gian gia đình
và thái độ tôn trọng người khác.
-Luôn có thái độ kính trên nhường dưới, nói chuyện với mọi người xung quanh
với thái độ thân thiện, lịch sự và nhẹ nhàng.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích về cách xưng hô sau đám hỏi, các cặp đôi có thể tham khảo thêm nhằm có cách xưng hô phù hợp, giúp cho mối quan hệ gia đình được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.