Kim cương là một trong những sản phẩm đặc biệt cần phải trải qua quy trình kiểm định để đánh giá chất lượng và giá trị của viên đá. Hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước có khả năng giám định và cung cấp báo cáo chứng nhận kiểm định kim cương. Trong số đó, chứng nhận kim cương AGS đang nhận được sự tín nhiệm cao từ khách hàng. Bài viết dưới đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại giấy chứng nhận này.
Chứng nhận kim cương AGS
Cũng tương tự như GIA, AGS cũng đang nỗ lực duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức và tính chính trực, nhằm đánh giá chuẩn xác các tiêu chuẩn kim cương và đá quý trong ngành trang sức. Nhìn chung mỗi tổ chức kiểm định kim cương sẽ có những quy chuẩn giống nhau khi đánh giá kim cương. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này khá tương tự nhau nhưng có thể thang điểm hoặc cách gọi sẽ hơi khác nhau một chút.
Tóm tắt sơ lược lịch sử AGS
AGS là viết tắt của American Gemological Society – Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1934 bởi một nhóm nhỏ các thợ kim hoàn để bảo vệ người mua khỏi quảng cáo sai sự thật và những gian lận trong ngành kim cương.
Năm 1966, AGS là tổ chức đầu tiên phát hành hệ thống phân loại đường cắt kim cương trên thế giới. Đến năm 1996, AGS đã thành lập một phòng thí nghiệm để cung cấp dịch vụ phân loại đá quý kim cương hiện đại cho thị trường. Cho đến ngày nay, với phương pháp phân loại kim cương thận trọng, kỹ lưỡng, nghiệp vụ đánh giá rõ ràng và nhất quán cùng các chiến lược bảo vệ người tiêu dùng đã khiến AGS trở thành một trong tổ chức giám định đá quý được tín nhiệm nhất thế giới. Theo đó, giấy chứng nhận kim cương AGS cũng được đánh giá rất cao.
Giấy chứng nhận kim cương AGS là gì?
Giấy chứng nhận kim cương AGS là tài liệu đánh giá mỗi viên kim cương dựa trên chất lượng và thành phần cấu tạo viên đá. Trong giấy chứng nhận này, mỗi viên kim cương được AGS phân tích đầy đủ và sử dụng một hệ thống phân loại bằng số để định lượng màu sắc, độ trong và độ cắt của kim cương với thang điểm từ 0 đến 10. Điểm 0 là điểm cho biết chất lượng kim cương hoàn hảo nhất, hiếm nhất và có giá trị nhất. Ngược lại điểm 10 là thể hiện viên kim cương có chất lượng kém nhất. So sánh với thang phân loại trong giấy chứng nhận kim cương GIA thì mỗi điểm số sẽ tương ứng với một cấp độ giá trị của GIA.
Các thông tin cơ bản trên giấy chứng nhận kim cương AGS
Đối với mỗi viên kim cương, AGS đều tiến hành đánh giá dựa trên chất lượng và thành phần cấu tạo. Vì vậy, trong giấy chứng nhận kim cương AGS sẽ hiển thị đầy đủ các tiêu chuẩn phân tích và phân loại kim cương theo các hình dạng và loại giác cắt của kim cương.
Đặc biệt, trong bản báo cáo đánh giá kim cương AGS, các chuyên gia cũng tiến hành phân tích chất lượng của viên kim cương dựa trên tiêu chuẩn 4C của kim cương bao gồm: Màu sắc (color), giác cắt (cut), độ tinh khiết (clarity) và trọng lượng (carat). Ngoài ra còn có các yếu tố khác như hiệu suất ánh sáng (Light Performance), tính đối xứng (Symmetry), độ đánh bóng (Polish),… cũng được giám định.
Có thể nói, AGS luôn minh bạch trong quy trình giám định của mình nên khách hàng có thể thực hiện tra cứu trực tuyến giấy chứng nhận kim cương AGS trên website của đơn vị để xác minh tính chính xác của bản báo cáo mà người bán đã cung cấp cho họ.
Giấy chứng nhận kim cương AGS có ảnh hưởng đến giá của kim cương không?
Nhiều người mua kim cương thường lo lắng việc một viên kim cương có hoặc không có giấy chứng nhận kim cương AGS có làm cho viên đá quý này đắt hay rẻ hơn không? Trên thực tế, AGS là một tổ chức giám định độc lập và không có cổ phần trong việc bán kim cương tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào. Vì vậy, những viên kim cương có giấy chứng nhận kim cương AGS cũng sẽ có giá bán tương đương với những viên có giấy chứng nhận kim cương của các tổ chức khác. Chỉ là giấy chứng nhận kim cương AGS sẽ giúp người mua dễ dàng xác định được các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị của viên kim cương thôi.
So sánh sự khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn giám định của AGS và GIA
AGS và GIA là hai nhà giám định uy tín và đáng tin cậy nhất trong ngành kim cương. Vì thế, ta có thể so sánh sự khác biệt cơ bản về tiêu chuẩn giám định của hai đơn vị này thông qua tiêu chuẩn 4C của kim cương. Có thể thấy, AGS và GIA có sự khác nhau cơ bản trong tiêu chuẩn về giác cắt, còn các yếu tố như màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng thì đều giống nhau, có thể số phân loại và tên hơi khác nhau một chút. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá giác cắt kim cương
Trên thực tế sự khác biệt duy nhất giữa chứng nhận kim cương AGS và GIA là các thông số đo lường chất lượng giác cắt (cut). Thang điểm giác cắt của AGS giảm dần từ 0-10, trong đó 0 là vết cắt lý tưởng và 10 có nghĩa là kém chất lượng nhất. Còn thang điểm của GIA chỉ bao gồm Hoàn hảo, rất tốt, tốt, khá và kém.
AGS |
0 |
1 |
2 |
3 4 |
5 6 7 |
8 9 10 |
AGS Ideal |
AGS Excellent |
AGS Very Good |
AGS Good |
AGS Fair |
AGS Poor |
Trong giấy chứng nhận kim cương AGS, tiêu chuẩn vết cắt kim cương cho biết chất lượng các thông số của viên kim cương như: Góc (Angles), tỷ lệ (Proportions), các mặt đối xứng (Symmetrical faces), độ phát sáng (Brilliance), độ rực lửa (Fire), độ lấp lánh (Scintillation) và các chi tiết hoàn thiện khác.
Vết cắt đóng vai trò rất quan trọng đối với vẻ đẹp và độ lấp lánh của một viên kim cương. Vì vậy, bạn cần phải xem xét chất lượng giác cắt hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định mua một viên kim cương có giá trị.
Tiêu chuẩn về màu sắc
Theo tiêu chuẩn về màu sắc của AGS cũng phân loại kim cương theo thang màu từ 0 đến 10 trong đó 0 là kim cương không màu và 10 là biểu thị màu vàng hoặc nâu dễ nhận biết.
Bảng dưới đây cho thấy thang đánh giá cấp độ màu của hai chứng nhận AGS và GIA có sự khác nhau như thế nào. Nếu bạn đang so sánh hai viên kim cương, một viên được GIA chứng nhận và một viên do AGS chứng nhận, bạn sẽ có thể sử dụng bảng này để so sánh màu sắc của chúng.
AGS |
0.0 |
0.5 |
1.0 |
1.5 |
2.0 |
2.5 |
3.0 |
3.5 |
4.0 |
4.5 |
5.0 |
5.5 |
6.0 |
6.5 |
7.0 |
7.5 |
8.0 |
8.5 |
9.0 |
9.5 |
10.0 |
To |
Fancy yellow |
|
Colorless |
Near Colorless |
Faint |
Very Light |
Light |
Fancy yellow |
|||||||||||||||||||
GIA |
D |
E |
F |
G |
H |
I |
J |
K |
L |
M |
N |
O |
P |
Q |
R |
S |
T |
U |
V |
W |
X |
Y |
Z |
Fancy yellow |
Cấp độ màu mắc do AGS cung cấp trong bản báo cáo sẽ giúp xác định chất lượng của viên kim cương. Từ đó, giá trị của viên đá quý cũng bị ảnh hưởng theo.
Tiêu chuẩn về độ tinh khiết
Cũng giống như GIA, tiêu chuẩn độ tinh khiết trong chứng nhận kim cương AGS cũng đề cập đến mức độ sạch của một viên kim cương có tạp chất bên trong và các tỳ vết bên ngoài như thế nào. AGS đánh giá độ tinh khiết của kim cương theo thang điểm từ 0 đến 10, có nghĩa là viên kim cương đạt điểm 0 sẽ là viên đá hoàn hảo nhất, thường sẽ rất hiếm. Còn điểm 10 là viên kim cương có nhiều tạp chất.
Tiêu chuẩn về tỷ trọng
Trong chứng nhận kim cương AGS, tỷ trọng carat vẫn là đơn vị tính trọng lượng của một viên kim cương được kiểm định, và 1 Carat tương đương 200 miligam (0,2 gam). Tiêu chuẩn về tỷ trọng này không có gì khác biệt giữa AGS và GIA nên khi bạn có hai viên kim cương cùng nặng 1 carat được chứng nhận lần lượt bởi hai nhà giám định trên thì chất lượng và giá trị của chúng không có sự thay đổi.
Cách đọc hiểu và kiểm tra các tiêu chuẩn khác trong chứng nhận kim cương AGS
Ngoài tiêu chuẩn 4C, trong giấy chứng nhận kim cương AGS cung cấp các thông tin khác về chất lượng của một viên kim cương.
Tỷ lệ mặt phẳng mặt trên của kim cương (Diamond Table Percentage)
Tỷ lệ mặt phẳng mặt trên của kim cương phụ thuộc vào hình dạng của viên đá. Tỷ lệ mặt phẳng này được tính theo công thức như sau:
Đường kính của mặt phẳng mặt trên cùng chia cho đường kính chiều rộng kim cương.
Ví dụ: Đường kính mặt phẳng trên cùng là 3.5 mm và chiều rộng 5.0 mm, thì tỷ lệ mặt phẳng mặt trên của viên kim cương này là 70%.
Chiều rộng kim cương (Diamond’s Width)
Chiều rộng của một viên kim cương được đo từ một đầu của vỏ đai (đường kính tại điểm rộng nhất) đến đầu đối diện. Chiều rộng rất quan trọng trong việc tính toán tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng, từ đó giúp xác định độ cân xứng của viên kim cương.
Tỷ lệ chiều sâu (Depth Percentage)
Chiều sâu hay còn gọi là chiều cao của viên kim cương được tính từ điểm đầu mặt trên của phần bên trên viên đá đến điểm dưới cùng (Cutlet). Cách xác định tỷ lệ này bằng việc lấy chiều cao chia cho chiều rộng, đơn vị tính bằng milimet và phần trăm.
Ví dụ, một viên kim cương có chiều cao 4.0 mm và chiều rộng là 4.5 mm thì tỷ lệ phần trăm chiều sâu là 88,8%.
Nếu tỷ lệ chiều sâu quá thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng phản xạ ánh sáng và độ lấp lánh của viên kim cương. Cụ thể là sẽ tạo ra một viên kim cương tối màu và khả năng phản chiếu ánh sáng kém, không đồng đều.
Các tiêu chí khác có thể có trong bản báo cáo của AGS
Ngoài tiêu chuẩn quan trọng 4C của kim cương và các kích thước tỷ lệ khác, trong chứng nhận kim cương AGS còn có các chi tiết khác như:
- Độ hoàn Thiện (Finish)
- Đánh bóng (Polish)
- Tính đối xứng (Symmetry)
- Huỳnh quang (Fluorescence)
Những chi tiết này đều là những khía cạnh để tạo nên một viên kim cương có vẻ đẹp lấp lánh và hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng không phải là thành phần quá quan trọng để cần xem xét khi mua kim cương.
Nhìn chung chứng nhận kim cương AGS là các báo cáo chất lượng của mỗi viên kim cương, cung cấp đầy đủ các phân tích và chấm điểm hoàn chỉnh nhất về giác cắt, màu sắc, độ trong cũng như trọng lượng carat của viên đá cho khách hàng. Qua quá trình hoạt động của mình, AGS đã tự khẳng định vị thế của mình là một trong các tổ chức giám định đánh giá kim cương hàng đầu thế giới. Vì thế giấy chứng nhận kim cương AGS có độ tin cậy và uy tín cao sánh ngang cùng với GIA.