No Result
View All Result
Newsletter
CELEB JEWELRY
  • Kiến Thức Kim Cương
    • Kim cương là gì?
    • Kim cương vàng ?
    • Kim cương đỏ ?
  • Kiến Thức Đá Quý
    • Đá Ametrine ?
    • Đá Sapphire ?
    • Đá Ruby ?
  • Kiến Thức Kim Cương
    • Kim cương là gì?
    • Kim cương vàng ?
    • Kim cương đỏ ?
  • Kiến Thức Đá Quý
    • Đá Ametrine ?
    • Đá Sapphire ?
    • Đá Ruby ?
No Result
View All Result
CELEB JEWELRY

Chứng nhận kim cương HRD là gì và có đáng tin cậy?

Thuy Bich by Thuy Bich
21 Tháng Năm, 2023
in Giám Định Kim Cương, Kiến Thức Kim Cương
0
Home Giám Định Kim Cương
Share on FacebookShare on Twitter

Việc kiểm định, đánh giá chất lượng kim cương cần thông qua các tổ chức uy tín trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người biết tới và đã quen thuộc với chứng nhận kim cương GIA. Bên cạnh đó, chứng nhận kim cương HRD cũng khá phổ biến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn định giá kim cương của HRD – đơn vị với trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Sơ lược về nhà giám định HRD

Những năm đầu thế kỷ 16 đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành công nghiệp kim cương tại Antwerp. Trên thị trường quốc tế thời điểm đó, Antwerp khẳng định được vị thế hàng đầu của mình. Nhiều bậc thầy kim cương nổi tiếng cũng được biết đến từ đây như Van Dyck, Jordaens, Rubens,…

Sau đó, để đáp ứng nhu cầu của ngành kim cương, Antwerp World Diamond Center (AWDC) ra đời. Đến năm 1973, HRD được thành lập với cổ đông lớn nhất là AWDC. HRD là viết tắt của Hoge Raad voor Diamant nghĩa là Hội đồng kim cương cấp cao. Đến năm 2007, HRD đổi tên thành HRD Antwerp đặt trụ sở tại Antwerp, Bỉ. 

Trải qua nhiều năm phát triển, HRD Antwerp đã xây dựng một “đế chế” với nhiều văn phòng, phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Trong đó có phòng lab lớn nhất thế giới được thành lập năm 1976. Là đối tác của GIA, HDR cung cấp chứng nhận kim cương về tất cả các khía cạnh để đánh giá từng viên kim cương. Đồng thời, HDR vẫn thực hiện chức năng giám sát quá trình nhập khẩu, xuất khẩu kim cương của mình. 

Giám định kim cương HRD
Giám định kim cương HRD đánh giá chất lượng của từng viên kim cương đắt giá

Chứng nhận kim cương HRD đánh giá theo tiêu chuẩn nào? 

Tương tự với chứng nhận kim cương GIA, tiêu chuẩn 4C cũng được áp dụng với chứng nhận kim cương HRD. Đó là Cut (vết cắt), Color (cấp độ màu), Clarity (độ tinh khiết) và Carat (trọng lượng). Mỗi tiêu chuẩn lại có những cách phân loại khác nhau để đánh giá vẻ đẹp và chất lượng của kim cương chính xác nhất. 

Cut (Vết cắt)

Tiêu chí đánh giá này của HRD bao gồm cả vết cắt và tỷ lệ cắt. Theo đó, thang điểm giá trị mặt cắt được phân loại từ lý tưởng đến kém chất lượng. Cùng với đó, mỗi viên kim cương còn được đánh giá khắt khe qua ba cấp độ tỷ lệ, độ bóng và sự đối xứng. Mỗi yếu tố đều có 5 mức bao gồm: Khá tốt (Fair), Tốt (Good), Rất tốt (Very good), Hoàn hảo (Excellent), Lý tưởng (Idea). 

  • Tỷ lệ (Proportions): Đây là tiêu chí liên quan đến cách trưng bày của kim cương. Tỷ lệ cũng mô tả độ chói sáng của viên kim cương đó, là nền tảng để các chuyên gia đưa ra định giá chuẩn nhất. 
  • Độ bóng (Polish): Độ hoàn thiện trên mỗi mặt cắt của kim cương ảnh hưởng lớn đến giá trị của chúng. Vì thế, để giá trị kim cương được đảm bảo, người ta cần xem xét đến cả yếu tố này. 
  • Tính đối xứng (Symmetry): Tiêu chí này làm để đánh giá sự sắp xếp và phù hợp của kim cương đã qua chế tác. Kim cương có tính đối xứng cao, ánh sáng truyền qua tốt sẽ giúp chúng trở nên rực rỡ hơn và ngược lại.  
Tiêu chí cut của kim cương
Đánh giá vết cắt kim cương theo tiêu chuẩn của HRD

Color (Màu sắc)

Chứng nhận kim cương HRD phân loại màu sắc giống với GIA, đều dựa vào độ không màu. Trong nhóm này, kim cương được xếp hạng theo thang từ D tới Z, chia theo nhóm. Khi đặt hai viên kim cương ở hai nhóm màu liền kề cạnh nhau khá khó phân biệt nhưng lại rất cách biệt về giá cả. 

Thang điểm đánh giá từ cao đến thấp như sau: 

  • Colourless: Nhóm D, E, F trắng tinh khiết, hoàn toàn không màu. 
  • Near Colourless: Nhóm G, H trắng hiếm, gần như không màu.
  • Near Colourless Slightly Tinted: Nhóm I, J tương đối tinh khiết, có chút màu nhưng khó nhận ra, trắng nhạt. 
  • Faint Yellow: Nhóm K – M có màu vàng rất nhạt, phải nhìn thật kỹ mới thấy. 
  • Very Light Yellow: Nhóm N – R phớt vàng. 
  • Light Yellow: Nhóm S – Z vàng nhạt, Z là màu vàng hoặc ánh nâu nhìn thấy rõ bằng mắt thường. 
  • Fancy: Kim cương màu (Việc định giá và đánh giá chất lượng kim cương sẽ khác theo từng màu).  

Clarity (Độ tinh khiết)

Độ tinh khiết có thể gọi cách khác là độ trong hoặc độ sạch. Đó là tiêu chí đánh giá việc làm sạch kim cương khỏi các tạp chất. Dựa vào kích thước, vị trí, số lượng, bản chất tự nhiên, độ nổi mà chuyên gia đưa ra nhận định cuối cùng về độ tinh khiết của viên kim cương đó. Giá trị về độ tinh khiết được xếp hạng theo HRD lần lượt theo thứ tự tăng dần là:

  • Nhóm kim cương nhiều tạp chất: P3/I3 (Piqué/Included 3) =>  P2/I2 (Piqué/Included 2) => P1/I1 (Piqué/Included 1)
  • Nhóm kim cương ít tạp chất: SI2 (Slightly Included 2) => SI1 (Slightly Included 1)
  • Nhóm kim cương rất ít tạp chất: VS2 (Very Slightly Included 2) => VS1 (Very Slightly Included 1)
  • Nhóm kim cương gần như trong suốt: VVS2 (Very Very Slightly Included 2) => VVS1 (Very Very Slightly Included 1)
  • Nhóm kim cương hoàn mỹ: LC (Loupe-clean)

Carat (Trọng lượng) 

3C được đề cập trên giữ vai trò then chốt trong việc đánh giá vẻ đẹp của kim cương. Còn Carat là yếu tố chủ đạo để định mức giá bởi đây là đơn vị trọng lượng tiêu chuẩn áp dụng với tất cả các loại kim cương. Kim cương khi kiểm định sẽ được đo trọng lượng và báo cáo trên carat trên chứng nhận kim cương HRD.

Ngoài ra, HRD còn cung cấp các thông tin khác về viên kim cương ngoài tiêu chuẩn 4C. Đó là Huỳnh quang (Fluorescence), Độ hoàn thiện (Finish), Kích thước vành (Girdle size), Kích thước mặt phẳng mặt trên (Table width), Mặt sau viên kim cương (Cutlet).

Các tiêu chí đánh giá của HRD
Tổng hợp nội dung các tiêu chí đánh giá của HRD

Ưu – nhược điểm của chứng nhận kim cương HRD

Để hiểu hơn và dễ dàng đưa ra quyết định khi mua một viên kim cương có chứng nhận HRD hay không, bạn chú ý đến ưu – nhược điểm sau: 

Ưu điểm 

  • Thường dành cho nhóm khách hàng châu Âu.
  • Là căn cứ để tìm hiểu và lựa chọn kim cương theo chứng nhận kim cương HRD hay theo các loại chứng nhận kim cương khác. 

Nhược điểm 

  • Giá trị kim cương theo HRD thường cao hơn các chứng nhận khác và so với thực tế. Vì vậy, nhiều chuyên gia đánh giá HRD đang chấm điểm lạm phát kim cương. Hệ quả của điều này là người mua phải chi nhiều tiền hơn cho một viên kim cương mà không nhận được giá trị tương xứng. 
  • Phân loại thiếu tính nhất quán.
  • Các tiêu chuẩn và hệ thống giám định của HRD chưa được cung cấp đầy đủ và còn thiếu tin cậy. 

Các dịch vụ khác của HRD

HRD còn cung cấp các giấy chứng nhận và nhiều dịch vụ đặc biệt khác như:

  • Báo cáo phân loại kim cương đã được xử lý 
  • Báo cáo phân loại kim cương sản xuất tại phòng thí nghiệm 
  • Đánh giá sơ bộ kim cương 
  • Khắc chữ laze
  • Vỉ niêm phong HRD
  • Đánh bóng, làm mới lại kim cương 
Giấy chứng nhận của HRD
Giấy chứng nhận kim cương của HRD

So sánh giữa chứng nhận HRD và chứng nhận GIA

Dịch vụ chuyên nghiệp cùng sức ảnh hưởng lớn khiến HRD là cái tên được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực đánh giá kim cương. Nhưng xét về khả năng giám định và chuyên môn phân tích thì HRD còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự tạo được tiếng vang. 

Là 2 loại chứng nhận kim cương phổ biến nhất nhưng HRD và GIA lại mâu thuẫn với nhau. Cụ thể, trong 4C, tiêu chuẩn Color (Màu sắc) và Clarity (Độ tinh khiết) theo phân loại của HRD cao hơn của GIA tới 2 cấp độ. Điều này dẫn đến mức giá một viên kim cương được đánh giá bởi HRD sẽ ngang bằng viên kim cương thấp hơn 2 bậc theo GIA. Lợi dụng mâu thuẫn này, nhiều nhà sản xuất và các đơn vị phân phối kim cương hợp tác với HRD nhằm mục đích thu về lợi nhuận cao. 

Vì vậy, dựa trên sự so sánh này, nếu bạn đang có nhu cầu mua kim cương thì nên cân nhắc nếu chúng chỉ có chứng nhận kim cương HRD. Hiện nay, tại Việt Nam, chứng nhận HRD chỉ phổ biến sau GIA. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm và để tránh bị “hớ”, lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn kim cương có giấy chứng GIA. 

Kim cương luôn thu hút bởi vẻ đẹp tuyệt diệu của chúng. Giá trị kim cương cũng luôn nằm ở ngưỡng đắt đỏ nhất. Các loại giấy chứng nhận kim cương là cơ sở để định giá một viên kim cương. Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin về chứng nhận kim cương HRD. Mong rằng, qua đây bạn sẽ chọn được kim cương ưng ý với mức giá phù hợp. 

Thuy Bich

Thuy Bich

Related Posts

Chứng nhận kim cương trong nước giữ trọn niềm tin cho khách hàng
Giám Định Kim Cương

Chứng nhận kim cương trong nước giữ trọn niềm tin cho khách hàng

2 Tháng Sáu, 2023
Kim cương Moissanite – bản dupe hoàn hảo của kim cương tự nhiên
Kiến Thức Kim Cương

Kim cương Moissanite – bản dupe hoàn hảo của kim cương tự nhiên

28 Tháng Năm, 2023
Chứng nhận kim cương IGI và những điều chưa từng được bật mí
Giám Định Kim Cương

Chứng nhận kim cương IGI và những điều chưa từng được bật mí

28 Tháng Năm, 2023
Next Post
Top những tiêu chí quan trọng khi mua kim cương bạn cần biết

Top những tiêu chí quan trọng khi mua kim cương bạn cần biết

[Hỏi đáp] Chứng nhận kim cương EGL có uy tín không?

[Hỏi đáp] Chứng nhận kim cương EGL có uy tín không?

Chứng nhận kim cương IGI và những điều chưa từng được bật mí

Chứng nhận kim cương IGI và những điều chưa từng được bật mí

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Follow Us

Recommended

tóc nam đẹp

Tăng thêm phong độ với những mẫu tóc nam đẹp nhất 2019

4 năm ago

Tuyệt chiêu chọn váy cưới cho cô dâu lùn

5 năm ago
nhẫn cưới kim cương

Tìm hiểu “tất tần tật” về nhẫn cưới kim cương

5 năm ago
cách nấu chè chuối

Cách nấu chè chuối nước cốt dừa thơm ngon hấp dẫn

4 năm ago

Instagram

Categories

  • Chăm sóc da
  • Gia Đình
  • Giám Định Kim Cương
  • Góc Bếp
  • Góc Chú Rể
  • Góc Cô Dâu
  • Khám Phá
  • Kiến Thức Kim Cương
  • Kiến Thức Đá Quý
  • Làm Đẹp
  • Mỹ Phẩm
  • Nhẫn cưới
  • Pre-Wedding
  • Sức Khỏe Gia Đình
  • Tâm Sự
  • Tân Hôn
  • Thời Trang
  • Tóc Đẹp
  • Trang điểm
  • Tử Vi – Phong Thuỷ
  • Ý Tưởng Cưới
  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact
Call us: +0914 591 591

© 2023 CELEB - Trang thông tin kiến thức uy tín về trang sức và đá quý CELEB.

No Result
View All Result
  • Kiến Thức Kim Cương
    • Kim cương là gì?
    • Kim cương vàng ?
    • Kim cương đỏ ?
  • Kiến Thức Đá Quý
    • Đá Ametrine ?
    • Đá Sapphire ?
    • Đá Ruby ?

© 2023 CELEB - Trang thông tin kiến thức uy tín về trang sức và đá quý CELEB.