Nhằm giúp thai nhi được an toàn và phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần cung cấp cho mình những điều cần thiết khi mang thai.
Mang thai – sinh nở luôn là vấn đề hệ trong của người phụ nữ, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy làm sao để có thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu chuẩn bị gì khi mang thai? Hãy cùng Celeb Wedding tìm hiểu những điều cần biết khi mang thai giúp hành trình làm mẹ của bạn được trọn vẹn.
Những điều cần biết khi mang thai
Khi đã có kế hoạch sinh con, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức về tiêm phòng, dinh dưỡng thai kỳ và cách phòng tránh những biến chứng trong thai kỳ.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ kém hơn bình thường dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Một số bệnh chỉ gây ra những những triệu chứng thông thường nhưng số khác lại ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của bạn và thai nhi.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để phòng ngừa bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi.

Lịch khám thai định kỳ
Nhiều phụ nữ thường thắc mắc “khi mang thai lần đầu cần biết những gì”. Khám thai định kỳ chính là cách giúp mẹ theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 4 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần phải biết trong thời gian mang thai là:
- Khám thai tuần thứ 11-13 của thai kỳ nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm gây bệnh Down, dị dạng tim, chi… Chỉ số này càng thấp càng tốt.
- Khám thai ở tuần thứ 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan…
- Khám thai ở tuần thứ 30-32 thai kỳ để phát hiện những vấn đề xảy ra muộn như tim, động mạch, não…
- Khám thai ở tuần thứ 35-36 để chốt thời gian trước khi sinh.
Dinh dưỡng khi mang thai
Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để có một thai nhi khỏe mạnh, mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: chất đinh bột, đường, vitamin và đạm.
Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, bà bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt giúp thai nhi được khỏe mạnh, thông minh. Bên cạnh đó, lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu cũng là giải pháp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai, đồng thời giúp bà bầu và thai nhi có sức khỏe tốt.

Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ
Ngoài những điều cần biết khi mang thai, bạn cũng cần phải chú ý khi mang thai cần tránh những gì để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cần chuẩn bị những kiến chức cơ bản để biết cách xử trí một số biến chứng nguy hiểm:
Nhai thai bám thấp
Đây là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở cùng đáy tử cung. Ở vị trí này, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơ co thắt xuất hiện trong chuyển dạ. Hiện tượng này dẫn tới chảy máu, mẹ mất máu trầm trọng kéo dài sẽ dẫn tới choáng, trụy mạch, tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Biến chứng của nhau thai bám thấp dẫn tới khả năng sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.
Yếu tố dẫn tới hiện tượng nhau thai bám thấp là do tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần… Do vậy, khi có thai bạn nên thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện và có phương pháp khắc phục kịp thời.
Đái tháo đường thai kỳ
Hiện tượng này thường xảy ra ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi thăm khám ở mốc này mẹ có thể kiểm tra đường huyết xem có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ dẫn tới nguy cơ: tiền sản giật, dị tật bẩm sinh thai nhi, thậm chí là sảy thai. Do vậy, bên cạnh những thực phẩm tốt cần được bổ sung mẹ bầu cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình.
Tiền sản giật
Là một trong những hội chứng bệnh lý phức tạp xảy ra ở nửa sau thai kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 21. Hiện tượng này làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng, suy dinh dưỡng thai nhi.
Khi có những biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến bệnh viện để kiểm tra và sớm ngăn chặn các biến chứng.

Thiếu ối
Thiếu ối là một trong những mối nguy hiểm của thai nhi. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, mẹ bầu bị thiếu ối sẽ có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi chết lưu khá cao.
Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối sẽ gặp phải vấn đề phát triển của phổi. Nếu trong thời gian tam ca nguyệt thứ 3, thiếu nước ối sẽ khiến cho thai nhi khó quay đầu, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai
Trong thời gian mang thai mẹ bầu không nên làm việc nặng nhọc, không làm việc trong môi trường độc hại hay phải đứng lâu, cúi nhiều.
Tránh thức khuya. Song song với ngủ nghỉ, bầu cũng nên vận động thường xuyên giúp tinh thần luôn thoải mái. Những bài tập hợp lý với bà bầu như bơi lội, đi bộ, yoga…

Không nên ăn những thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn để lâu, sữa chưa tiệt trùng …
Tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Tránh xa hóa chất, mỹ phẩm, giày cao gót, vận động mạnh, xông hơi… trong thời gian mang thai, vì có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai, hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được những gì tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.