Trái tim hay nhịp tim là biểu tượng cho sự sống của một sinh linh đang tồn tại. Đối với người mẹ đang mang thai, còn gì hạnh phúc hơn khi được nghe tim thai phát triển theo từng ngày. Vậy có thai mấy tuần thì có tim thai. Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Có thai mấy tuần thì có tim thai ?
Sau khoảng 16 ngày kể từ ngày trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, thì phôi thai bắt đầu xuất hiện hai mạch máu tạo thành ống dẫn tim. Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia. Cuối cùng, nó sẽ phát triển thành một trái tim có bốn buồng và van tim (mở và đóng máu để giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể của bé).
Vào tuần thứ 5, tim thai bắt đầu đập nhanh tự nhiên, với tốc độ khoảng 80 nhịp/ phút. Tuy nhiên, các mẹ vẫn chưa nghe thấy được tim thai đâu nhé.
Đến khi thai được 6.5 hay 7 tuần tuổi thì mẹ sẽ nghe thấy những âm vang trong tim thai của con. Giai đoạn này khi siêu âm bác sỹ cũng nhìn thấy phôi thai rõ ràng. Đây chính là đáp án cho câu hỏi có thai mấy tuần thì có tim thai.

Nếu mẹ nào thấy tim thai muộn hơn một chút cũng đừng quá lo lắng. Vì tới tuần thai 7-8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, phôi thai cũng hiện ra rõ hơn trong hình ảnh siêu âm.
Cũng có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Do đó, đáp án cho câu hỏi có thai mấy tuần thì có tim thai còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mẹ.
Tim thai bao nhiêu là bình thường?
Vào khoảng tuần thai thứ 12, tim thai của bé được xem như là hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Và ở tuần thứ 16, tim thai nhi đã có thể bơm máu với khoảng 24 lít/ngày.
Từ các tuần thai tiếp theo, tim nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút.
Mẹ bầu nghe được tim thai vào tuần thứ mấy của thai kỳ?
Dù đã biết được có thai mấy tuần thì có tim thai, nhưng phải vào khoảng tuần 18-20 của thai kỳ, mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:
- Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.
- Vị trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu mang thai con gái không phải ai cũng biết
Tim thai yếu có đáng lo?
Mẹ bầu nên chú ý nghe nhịp điệu của tim thai vì nó phản ánh một phần sức khỏe của thai nhi.
Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/ phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai. Còn nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.
Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể là do bà bầu có huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.
Mẹ bầu hãy đi siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.
Nghe nhịp tim thai, biết trai hay gái
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều mẹ bầu tin vào lý thuyết dựa vào nhịp tim của con để đoán được giới tính thai nhi. Nếu nhịp tim thai nhi ở mức dưới 140 thì bé sẽ là con trai. Nếu nhịp tim thai nhi ở mức trên 140 thì bé sẽ là con gái.
>>> Mang thai tháng đầu không nên ăn gì tránh dị tật thai nhi?

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng điều này không hề có cơ sở khoa học bởi thực sự nhịp tim của nữ thường cao hơn nam nhưng là đối với các em bé vừa chào đời.
Bên cạnh đó, nhịp tim nhanh chậm còn thay đổi theo độ tuổi của thai nhi. Nhịp tim của thai nhi 5 tuần tuổi sẽ gần giống với nhịp tim của mẹ, tức là 80- 85 lần/phút.
Tới 9 tuần, nhịp tim tăng dần lên 170-200 lần/phút. Đến giữa thời kỳ mang thai nhịp tim lại dần dần chậm lại từ 120-160 lần/phút.
Mẹ nên làm gì để tim thai khỏe mạnh?
Khi đã biết được có thai mấy tuần thì có tim thai , việc tiếp theo các mẹ bầu nên làm là lập kế hoạch chăm sóc tim thai tốt nhất có thể. Nhiều yếu tố mẹ bầu không thể kiểm soát được. Nhưng bằng một vài cách dưới đây, người mẹ có thể chủ động chăm sóc tốt hơn cho trái tim của thai nhi rồi đấy.
- Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai
- Đây là cách giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
- Mẹ bầu hãy nói không và tránh xa khói thuốc
>>> Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 và những điều cần biết

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây ra khoảng 2% các khuyết tật của tim, bao gồm cả sự bất thường của van tim và các mạch máu
- Nếu mẹ bị đái tháo đường tuýp 2 hoặc bệnh tiểu đường lúc mang thai, hãy thường xuyên thăm khám để kiểm soát lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Vì bệnh tiểu đường có liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng lên.
- Một số thuốc khác như Accutane (trị mụn trứng cá), cũng có thể gây ra khuyết tật tim thai.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tim thai của bé. Ngay cả khi mẹ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa, thì bé vẫn có thể bị tim bẩm sinh. Nhưng đa số các khuyết tật tim bẩm sinh có thể được khắc phục và điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho các mẹ bầu nguồn kiến thức bổ ích về vấn đề có thai mấy tuần thì có tim thai. Các mẹ bầu hãy chú ý thăm khám định kì để tim thai luôn khỏe mạnh nhé.
>>> Tham khảo thêm: Mang thai tuần thứ 5 nên ăn gì để mẹ khỏe con khôn