Đêm tân hôn của những cặp ăn cơm trước kẻng liệu còn gì đặc sắc không? Hãy cùng CELEB Wedding tìm hiểu về vấn đề thú vị này qua những chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Tân hôn, theo đúng nghĩa là lần đầu hai vợ chồng tiếp xúc thân thể (quan hệ tình dục). Theo quan niệm Đông phương, đêm tân hôn là mốc kỷ niệm đáng nhớ, để lại nhiều kỷ niệm và cảm xúc đối với vợ chồng. Thế nhưng, ngày nay, chuyện trai gái ăn cơm trước kẻng đã không còn là điều quá xa lạ. Vậy đêm tân hôn của những cặp ăn cơm trước kẻng có gì đặc sắc? Cùng theo dõi 3 chia sẻ dưới đây để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này, bạn nhé!
Tân hôn vẫn gặp “sự cố” như thường
Đa phần cặp đôi đều nghĩ, “sự cố” chỉ xảy ra ở lần quan hệ đầu của các cặp đôi. Thực tế thì, không ít cặp đôi dù đã ăn cơm trước kẻng, vẫn gặp sự cố như thường. Tất nhiên, đó không phải là sự cố liên quan tới kỹ thuật ân ái.

Chị Xuân, 27 tuổi (Nghĩa Tân, Cầu Giấy), dù 2 vợ chồng đã quan hệ những 3 năm trước, kể từ trước khi kết hôn, đêm tân hôn của họ vẫn thật hài hước. Cụ thể, chị Xuân kể: “Ngày cưới, chồng tôi phải tiếp khách nhiều, không tránh khỏi quá chén. “Chuyện ấy” bắt đầu đã hơn 3 năm nay, nhưng hai vợ chồng vẫn nhấm nháy nhau là đêm nay vẫn yêu hết mình. Ấy vậy mà, khi về phòng, chồng tôi lại không còn tỉnh táo, về tới là lao lên giường, mặc kệ tôi ngồi đó.”
“Ấm ức quá, tôi ngồi khóc thút thít. Chồng tôi chắc nghe thấy tiếng khóc nên ngồi dậy, âu yếm tôi. Ai gờ, vừa âu yếm được một lúc, anh bắt đầu nôn ọe. Tôi tụt hứng ngay khoảnh khắc đó, rồi bắt đầu hì hục lau dọn, tắm rửa. Gần 3 giờ sáng, tôi mới dọn dẹp xong và lăn ra ngủ. Dẫu biết trước đêm tân hôn sẽ chẳng lãng mạn như ngày đầu, nhưng tôi không ngờ nó lại ê chề tới vậy.”, chị Xuân nói thêm.
Đêm tân hôn của những cặp ăn cơm trước kẻng: Bố chúc con trai ngủ ngon!
Thoạt nghe thật lạ, đúng không? Tuy nhiên, đó lại là sự thật diễn ra với rất nhiều cặp đôi. Chị Nguyễn Thanh Tâm, 30 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Hết ngày cưới, chị thay váy cưới bằng một chiếc váy ngủ mát mẻ hơn và lăn xuống giường nằm. Chồng tôi cũng nằm cạnh, khẽ khàng đặt tay lên bụng tôi và nói: “Bố chúc Bi ngủ ngon”.”

Chuyện là, chị Tâm và chồng quen nhau gần 5 năm rồi cưới. Lỡ có bầu 3 tháng mới cưới, chị nghén lên, nghén xuống. “Thời điểm làm đám cưới, em bé của tôi đã gần 4 tháng. Sợ động thai nên hai vợ chồng không dám làm gì. Tôi và chồng đêm tân hôn chỉ tâm sự vài câu rồi lặng lẽ ôm nhau ngủ tới sáng.”, chị Thanh tâm sự. Tân hôn không đản động gì tới nhau, nhưng tới giờ hai vợ chồng chị Tâm vẫn hạnh phúc cùng cậu con trai 2 tuổi.
Vẫn mặn nồng và lãng mạn
Chị Vũ Thị Linh(28 tuổi, Xuân Đỉnh, Hà Nội) kể, dù quen nhau 6 năm, “vượt rào” gần 5 năm nay, nhưng đêm tân hôn của chị và chồng vẫn như ý hết sức. Chị và chồng đến với nhau khó khăn nên cả hai đều hiểu và trân trọng đối phương. Sau khi đám cưới kết thúc, chị Linh rất bất ngờ khi bước vào phòng tân hôn. Căn phòng tràn ngập ánh nến, sắc hoa và bản nhạc du dương đưa chị vào phòng. Anh bế chị lên và thì thầm những lời yêu thương.

“Chúng tôi ân ái đã quen, tân hôn tôi chả dám mơ sẽ lại được tân hôn đúng nghĩa. Nào ngờ, chồng tôi lại tâm lý tới vậy. Tôi bất ngờ lắm. Hai vợ chồng cả đêm ấy cứ tâm sự mãi, kể nhau nghe kỷ niệm ngày nào. Rồi từ từ, “chuyện ấy” tới như một lẽ tự nhiên thật ngọt ngào và êm ái.”, chị Linh nghẹn ngào kể lại.
Thực tế là, không ít cặp đôi đã “ăn cơm trước kẻng” trước hôn nhân, nhưng vẫn có đêm tân hôn ngọt ngào. Theo họ, đó là đêm tân hôn đúng nghĩa, họ không phải sợ ai dòm ngó, dị nghị vì quan hệ vụng trộm nữa.
Đêm tân hôn của những cặp ăn cơm trước kẻng thật muôn hình vạn trạng, phải không? Đêm tân hôn mang ý nghĩa là hai người yêu nhau ở cạnh nhau với danh nghĩa vợ chồng. Chuyện quan hệ hay không dẫn tới hạnh phúc là do cách nhìn nhận của từng cặp đôi. Dù đã lỡ trao thân trước đó, cặp đôi cũng đừng nên cảm thấy ái ngại hay tự ti. Hãy cứ “tân hôn” theo cách của bạn, miễn sao tương lai chúng ta sống hạnh phúc.