Mang thai tuần thứ 32 là khi mẹ có rất nhiều thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý cũng như thai nhi đã hoàn thiện về thể chất, chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất các mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tâm lý ổn định, dưới đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ!
Mang thai tuần thứ 32 là mấy tháng? Thai phát triển như thế nào?
Khi mang thai tuần 32 bạn đang bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là những tháng cuối vì thế thai nhi phát triển nhanh, các hoạt động thường ngày sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những thay đổi của em bé trong khi mẹ mang thai tuần thứ 32
Nếu là bé trai, ở tuần 32 dương vật của bé sẽ di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Còn nếu là bé gái, âm hộ của bé cũng hơi bị sưng phù. Các dấu hiệu này sẽ biến mất trong vài tuần đầu.
Em bé có thể nhắm mắt, mở mắt hoặc nheo mắt khi có ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ.
Lớp màng bảo vệ da em bé tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần 32 này và lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất.
Ngoài phổi ra, các bộ phận trong cơ thể của em bé có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời ngay lúc này.
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 32
- Lúc này phổi của bạn sẽ không căng lên được như bình thường vì thế sẽ cảm thấy rất khó thở như thể ở giữa cơ thể bị ép, bị siết chặt.
- Chóp tử cung hiện đang cách rốn khoảng 14,5 cm
- Cảm thấy ợ nóng, khó tiêu và trào ngược a-xít dạ dày với tần suất nhiều hơn trong tuần này.
- Chân có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch.
- Thân nhiệt tăng cao hơn vài độ so với người bình thường.
Tâm lý lo lắng, bất ổn sẽ thường xuyên xảy ra với bạn vì phải chuẩn bị nhiều thứ cho em bé cùng với việc cơ thể thay đổi. Vì thế bạn cần phải ổn định tâm lý, chăm sóc bản thân tốt hơn để chuẩn bị cho tháng cuối.
>>>> Tham khảo thêm: Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì và kiêng gì?
Mang thai tuần thứ 32 tuần nên ăn gì?
Ở tuần 32, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh, có thể tăng 230gr mỗi ngày. Theo các chuyên gia, dinh dưỡng của mẹ bầu tuần thứ 32 cần đảm bảo:
- Chất đạm
Chất đạm cần 75 – 100gr/ngày vì thế mẹ vẫn phải bổ sung đạm từ các nguồn động vật, rau đậu và bơ sữa.
- Axit béo omega – 3
Ngoài ra, cũng cần bổ sung axit béo omega – 3 có trong cá để não bộ trẻ phát triển, đồng thời làm giảm lượng đường tiêu thụ nhằm kiểm soát cân nặng trong thời gian này.
- Chất xơ
Để ngăn ngừa táo bón phụ nữ mang thai tuần 32 cần bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ cao như ngô, đậu đen, đậu trắng, gạo lức, súp lơ, cần tây…
- Chất sắt
Sắt giúp nuôi dưỡng thai nhi, nếu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vì thế, ở những tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đầy đủ. Việc này cũng giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu sẽ bị mất trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt gồm gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
- Canxi
Ở thời gian này, thai nhi gần như phát triển toàn diện, xương đã cứng hơn nên cần phải bổ sung canxi, chống lại các bệnh xương khớp cho bé.
- Vitamin C
Đây là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ, vì thế mẹ bầu cần bổ sung khoảng 85mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi…
>>>> Tham khảo thêm: Nên ăn gì khi mang thai để đảm bảo con khỏe mạnh?
Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai tuần thứ 32
Thời điểm mang thai này bạn hay có sự so sánh cơ thể, hình dáng với các bà bầu khác. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không ai giống ai, cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt vì thế nên tránh so sánh hay để ý lời bình của mọi người.
Hãy kê gối cao hơn khi ngủ và ngồi thẳng lưng sẽ khiến bạn dễ thở hơn.
Nên chia nhỏ các bữa ăn từ 6 – 7 bữa/ngày và không nên quá kiêng khem các đồ ăn, mùi vị để trẻ có thể cảm nhận được, sau này bé sẽ dễ ăn hơn. Chú ý ăn đồ ăn đã được nấu chín, hạn chế các đồ sống, đồ uống có chất kích thích.
Lúc này đi khám thai bạn sẽ thấy con mình nằm chúc đầu xuống, được gọi là lộn đầu con, nằm ngôi thuận. Tuy nhiên, nếu chưa thấy hoặc thấy em bé chỉ nằm lệch một bên thì cũng không nên lo lắng vì từ giờ đến lúc sinh vẫn đủ thời gian để bé xoay đúng tư thế.
Nếu thấy mỏi có thể ngồi ở bất cứ khi nào, gác chân lên cao để tránh bị giãn tĩnh mạch.
Chú ý cân nặng của bạn.
Như vậy có thể thấy, mang thai tuần thứ 32 là sự thay đổi rất lớn, điều này khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng cho lần vượt cạn sắp tới. Hy vọng với những lời khuyên này chị em đã có thể vững vàng hơn và cảm thấy thoải mái hơn với kỳ mang thai quan trọng này.