Biểu hiện có thai tháng thứ 2 là gì? Đó là triệu chứng: chuột rút, ốm nghén, chảy máu âm đạo, tức ngực… Đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ kiến thức này.
Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ, cặp vợ chồng nào cũng mong muốn nhận được biểu hiện có thai sau khi quan hệ. Vì vậy, hãy xem ngay biểu hiện có thai tháng thứ 2 để bổ sung kiến thức thai nhi cho mình. Hãy đọc ngay bài viết nếu bạn đang tìm hiểu vấn đề này.
Mang thai tháng thứ 2 có biểu hiện gì?
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc về vấn đề này, tháng thứ 2 hầu hết các thai phụ sẽ gặp triệu chứng như sau:
Chuột rút
Thai nhi tháng thứ 2 là thời điểm xuất hiện các triệu chứng mang thai rõ ràng, chuột rút là triệu chứng rõ ràng để bạn nhận ra dấu hiệu mang thai của mình.
Hiện tượng này thường xảy ra ở mẹ bầu mang thai tuần thứ 5 giống như trong chu kỳ kinh nguyệt thường gặp ở một số phụ nữ. Chính vì vậy, không ít trường hợp bỏ qua triệu chứng này và nghĩ chuột rút là do mệt mỏi hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
Ốm nghén
Ở tháng thứ 2, trứng được thụ tinh khoảng 3 tuần và phôi thai đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, cơ thể mẹ có những thay đổi do việc sản sinh hormon trong thai kỳ. Biểu hiện đầu tiên mà các mẹ bầu đều nhận thấy là hiện tượng buồn nôn và nôn (thường gọi là ốm nghén).
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo khi đang có em bé là một trong những vấn đề phổ biến khiến phụ nữ rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, chảy máu không phải là dấu hiệu cảnh báo em bé gặp nguy hiểm. Bởi đây là triệu chứng bình thường trong thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do mẹ sự thay đổi tâm lý bình thường của phụ nữ khi mang thai. Trung bình cứ 10 thai phụ thì có 1 người chảy máu âm đạo và hầu hết các bà mẹ ấy đều khỏe mạnh và sinh ra em bé một cách an toàn.
Khi chảy máu âm đạo với lượng ít thì mẹ không nên lo lắng, tuy nhiên nếu chảy máu nhiều và thường xuyên thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Thay đổi tâm tính
Bạn thấy mình nóng nảy, cảm xúc thay đổi, khó ưa, khó chiều, dễ rơi nước mắt, dễ xúc động… thì đó là biểu hiện có thai tháng thứ 2. Nếu điều đó xảy ra, bạn đừng quá lo lắng, vì đó là điều bình thường khi mang thai.
Điều cần làm là hãy chấp nhận điều này và nhẹ nhàng chia sẻ với người thân, bạn bè để nhận được sự thông cảm từ họ. Ngoài ra, bạn nên cho mình tâm trạng thật tốt, thư giãn để giảm bớt chúng, tránh ảnh hưởng không tốt cho tới quá trình phát triển của thai nhi.
Thân nhiệt của mẹ tăng
Một sinh linh bé bỏng đang phát triển trong cơ thể mẹ, khiến cho nội tiết tố thuộc nang hoàng thể thuộc buồng trứng của mẹ tiết ra, nhất là progesterone để giúp nuôi dưỡng thai nhi. Chính nội tiết tố này là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên 0,5 độ C.
Vì vậy, khi mẹ cảm thấy nóng hơn ngày thường thì đó là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, tình trạng nóng thân nhiệt này chỉ kéo dài trong 3 tháng đầu. Mẹ cần chuẩn bị thêm những kiến thức này để phân biệt với cảm sốt và hạn chế lo lắng khi mang thai.
Thay đổi cách ăn uống – Biểu hiện có thai tháng thứ 2
Nếu bạn không biết triệu chứng mang thai tháng thứ 2 như thế nào thì có thể nhìn vào thói quen ăn uống của mình. Tự nhiên bạn có cảm giác thèm ăn nhiều hơn, nhất là những món chua, ngọt… Điều này là do em bé phát triển bên trong khiến hệ thần kinh giao cảm của mẹ thay đổi. Thay đổi trong cách ăn uống cũng có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ.
Dấu hiệu đau đầu
Theo thống kê, 20% mẹ có thai thường xuất hiện dấu hiệu đau đầu. Chúng bắt đầu từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ, cơn đau thường rất nhẹ hoặc có cảm giác đau lan khắp đầu.
Nếu thấy khó chịu, mẹ có thể nằm nghỉ ngơi, nghe nhạc nhẹ nhàng. Nếu cảm giác đau kéo dài, mẹ cũng tuyệt đối không được sử dụng thuốc.
Đau trằn bụng dưới hoặc đau lưng
Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở những mẹ có thói quen vận động, di chuyển nhiều do tính chất công việc. Thường những cơn đau trằn bụng hoặc đau lưng diễn ra khi ngồi/đứng quá lâu. Triệu chứng này cũng xuất phát khi tử cung to lên để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi bên trong. Do vậy, mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá.
Như vậy, với những thông tin trên bạn đã nắm được biểu hiện có thai tháng thư 2. Hi vọng, chúng sẽ giúp mẹ bầu có được những phương pháp chăm sóc sức khỏe và thai nhi được tốt hơn.