Bầu mấy tháng thì có sữa non là câu hỏi của nhiều bà mẹ khi mang thai. Đọc bài viết để có câu trả lời chính xác.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường có những thắc mắc như bầu mấy tháng thì có sữa non, bầu mấy tuần thì sinh, ăn gì, kiêng gì khi mang thai… Để có câu trả lời chính xác về những thắc mắc này, bạn nên đọc ngay bài viết dưới đây
Sữa non là gì?
Sữa non là sữa của cơ thể mẹ tiết ra trong 48 tuần sau khi sinh. Ngoài việc truyền cho bé các chất dinh dưỡng, sữa non còn cung cấp lượng lớn kháng thể tự nhiên, một dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Đặc biệt, các chất kháng thể như IgG, IGA, IgF… làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa, phá hủy tác nhân gây bệnh.
Bầu mấy tháng thì có sữa non?
Thông thường, ở tuần thứ 28 khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, thai phụ sữa có sữa non. Đặc điểm của sữa non là có màu vàng đặc vào những ngày cuối của thai kỳ, thường ở tháng thứ trở lên và lưu thông qua tuyến vú của thai kỳ trong 2 giờ trước khi sinh và hai ngày đầu sau khi sinh.
Mặc dù không có dấu hiệu tiết sữa non ở một số thai phụ nhưng tuyến sữa vẫn hoạt động tốt. Hiện tượng tiết sữa non ở thai phụ nhận biết được ở đầu ti có gợn trắng giống như mụn, gây cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, khi xuất hiện hiện tượng này thì phải sau 1 tuần hoặc vài tuần bạn mới tiết sữa non.

Nhiều người cho rằng khi sắp chuyển dạ sẽ có sữa non, một hiện tượng tự nhiên khi tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị cho bé yêu ra đời. Đây cũng là dự báo sảy thai phổ biến.
Thai phụ cũng không nên lo lắng quá, bởi khi không tiết sữa non hay chậm tiết sữa non thì có nghĩa bạn sẽ thiếu sữa cho con. Nguyên nhân là do trong suốt thời gian bé bú, sữa mẹ sản xuất dựa theo hoạt động của tuyến vú phù hợp với dinh dưỡng và nhu cầu bé bú. Nếu bạn cho bé bú sớm và thường thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn.
Như vậy thì bạn đã hiểu được mang thai tháng thứ mấy thì có sữa non rồi chứ.
Cách chăm sóc bầu ngực đã có sữa non
Ngoài thắc mắc mang thai mấy tháng có sữa, bạn nên học cho mình cách chăm sóc bầu ngực khi có sữa non. Những lời khuyên sau đây chắc chắn sẽ có ích cho bạn.

- Bạn nên giữ vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm hoặc khăn bông mềm. Tuy nhiên, bạn nn tránh dùng xà phòng, các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da bị kích ứng, gây đau rát.
- Lượng sữa non tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ thể mẹ. Một số thai phụ bị chảy sữa nhỏ giọt, không ảnh hưởng lắm đến sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ. Một số thai phụ khác bị chảy nhiều sữa và liên tục tới mức ướt áo. Bạn nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh đầu ngực tùy vào tình trạng tiết sữa của mình.
- Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên nặn ngực để sữa chảy nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm hoặc viêm vú. Bên cạn đó, hành động nặn ngực quá mức cũng có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
- Lựa chọn áo ngực đúng cách. Bạn nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực.
- Nên giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
Dấu hiệu bạn nên đi khám
Ra sữa non có màu vàng nhạt là hiện tượng bình thường, tuy nhiên trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Để an toàn, chị em nên đi khám thai khi xuất hiện sữa non trong thai kỳ.
Sữa non có lẫn máu: Không ít thai phụ hoảng hốt vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Điều này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch má, tập trung quanh bầu ngực. Nó không cảnh báo điều gì nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá mức, bầu ngực của bạn sẽ bị căng gây ra cảm giác đau, lúc này phải đi khám ngay.

Tiết sữa non quá sớm: Nếu bạn có dấu hiệu tiết sữa non trong quý I hoặc nửa đầu quý II bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Nếu sữa non tiết ra tháng thứ 4,5,6 kèm dấu hiệu như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, cơn gò tử cung mạnh và liên tục thì cần đi khám và kiểm tra nội tiết tố sớm để có biện pháp can thiện kịp thời.
Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong vấn đề bầu mấy tháng thì có sữa non. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các thai phụ có thêm thông tin bổ ích tốt cho việc chăm sóc cơ thể mẹ trong suốt thai kỳ.